Với số dân hiện tại là 1.425.782.975 người, Ấn Độ đã trở thành nước đông dân nhất thế giới vào năm 2023. Trong khi đó, Trung Quốc xếp ở vị trí thứ 2 với số dân 1.425.748.032 người.
Ấn Độ – Lý giải cho dân số "khổng lồ"
Trong nhiều thập kỷ, Ấn Độ luôn là quốc gia có dân số cao, tập trung chủ yếu ở các khu vực đồng bằng màu mỡ. Nhờ khí hậu thuận lợi, vị trí gần các con sông lớn và tự nhiên phong phú nên đây cũng là khu vực có nền nông nghiệp phát triển mạnh. Trong lịch sử, người dân thường quan niệm việc sinh nhiều con sẽ giúp tăng cường lực lượng lao động trong hoạt động nông nghiệp. Cho đến nay, đây vẫn là một trong những lý do khiến dân số Ấn Độ không ngừng gia tăng qua các năm. Ngoài ra, một số yếu tố khác khiến dân số Ấn Độ tăng như: truyền thống sinh con trai nối dõi, thiếu nhận thức về kế hoạch hoá gia đình...
Ấn Độ cũng là quốc gia có dân số vị thành niên cao nhất thế giới.
Không chỉ là quốc gia đông dân nhất thế giới, báo cáo còn ghi nhận Ấn Độ có số lượng người trong độ tuổi vị thành niên dưới 35 tuổi là hơn 908 triệu người, chiếm khoảng 63% tổng dân số quốc gia này hiện tại. Đáng kinh ngạc hơn, số lượng người ở độ tuổi 15 – 24 của Ấn Độ hiện nay là 255 triệu người, cao nhất thế giới.
Lực lượng lao động đông với chi phí rẻ.
Nhờ dân số đông, Ấn Độ luôn có lực lượng lao động dồi dào, đồng nghĩa chi phí nhân công tương đối rẻ. Tuy nhiên, đấy cũng là một phần gánh nặng đối với sự phát triển kinh tế xã hội và gây áp lực đến các chi phí phúc lợi.
Những quốc gia nào ở Đông Nam Á miễn visa cho người Việt Nam?
Du lịch nước ngoài đang trở thành xu hướng khi đời sống của người dân đang được nâng cao. Và để có thể nhập cảnh vào được một quốc gia khác, thông thường phải có hai loại giấy tờ quan trọng là Hộ chiếu và Visa. Với các nước Đông Nam Á, khách du lịch Việt Nam có thể tới 9 nước mà không cần visa. Đó là những quốc gia nào. Hãy cùng Abay.vn tìm hiểu nhé. Bạn muốn bay xuất cảnh từ Việt Nam đi nước ngoài ...
Du lịch nước ngoài đang trở thành xu hướng khi đời sống của người dân đang được nâng cao. Và để có thể nhập cảnh vào được một quốc gia khác, thông thường phải có hai loại giấy tờ quan trọng là Hộ chiếu và Visa. Với các nước Đông Nam Á, khách du lịch Việt Nam có thể tới 9 nước mà không cần visa. Đó là những quốc gia nào. Hãy cùng Abay.vn tìm hiểu nhé.
Những quốc gia Đông Nam Á miễn visa cho người Việt Nam
Bạn muốn bay xuất cảnh từ Việt Nam đi nước ngoài, bạn cần phải có 2 loại giấy tờ, gồm: Hộ chiếu hay Pasport (nôm na là giấy cho phép đi) và thị thực Visa (nôm na là giấy cho phép nhập cảnh). Bạn muốn đi Du lịch Đông Nam Á. Vậy bạn có thể tới 9 quốc gia mà không cần visa.
Theo thông tin mới nhất cập nhật vào tháng 3/2015, Việt Nam đã ký Hiệp định thỏa thuận miễn visa với 79 nước, trong đó 76 nước Hiệp định, thỏa thuận đang có hiệu lực; Tuy nhiên, hầu hết các Hiệp định ký kết có hiệu lực với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và người sở hữu hộ chiếu phổ thông nhưng làm trong các cơ quan đại diện ngành ngoại giao, tổ chức quốc tế.
Với quốc tịch Việt Nam, công dân có thể đi du lịch ở 44 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới mà không cần xin visa. Còn ở Đông Nam Á, Đông Nam Á có 11 quốc gia, trong đó 10 quốc gia trong khối ASEAN. Hiện nay có 9 nước miễn Visa cho người Việt Nam chỉ cần hộ chiếu còn hạn trên 6 tháng là cứ thế trèo lên máy bay có giới hạn về thời gian tùy theo nước như sau:
1. Thái Lan: Miễn visa cho những người mang Hộ chiếu phổ thông trong thời gian tạm trú không quá 30 ngày.
2. Singapore: Miễn visa cho những người mang Hộ chiếu phổ thông với thời gian tạm trú tối đa không được quá 30 ngày. Ngoài ra, còn có vé khứ hồi, vé đi tiếp nước khác với điều kiện là có đủ khả năng tài chính để chi trả trong thời gian tạm trú và những điều kiện cần thiết để đi tiếp các nước khác.
3. Lào: Miễn visa cho những người mang Hộ chiếu phổ thông thời gian tạm trú không được quá 30 ngày. Những người có nhu cầu nhập cảnh trên 30 ngày phải xin visa trước với thời gian tạm trú được gia hạn tối đa là 2 lần và 30 ngày mỗi lần.
4. Campuchia: Miễn visa cho những người mang Hộ chiếu phổ thông với thời gian tạm trú không được quá 30 ngày.
5. Philippines: Miễn visa cho những người mang Hộ chiếu phổ thông trong thời gian tạm trú không được quá 21 ngày. Với điều kiện hộ chiếu đó còn giá trị sử dụng ít nhất 6 tháng, có vé máy bay khứ hồi hoặc vé máy bay đi tiếp nước khác.
6. Myanmar: Đối với những hộ chiếu phổ thông còn giá trị trong thời gian ít nhất 6 tháng sẽ được miễn visa khi nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh trong thời gian lưu trú không được quá 14 ngày. Riêng với Myanmar thì phải xin visa tại đại sứ quán Hà Nội (trong TP HCM có văn phòng Lãnh sự quán nên bạn không phải gửi ra Hà Nội) hoặc có thể xin visa trước qua mạng tại trang web này. Lệ phí cấp visa là 20 USD, gồm tờ đơn khai thông tin và 2 ảnh kèm theo. Thời gian cấp visa là 3-4 ngày. Một người có thể đi làm hộ cho nhiều người được. Địa chỉ sứ quán ở phố Kim Mã, Hà Nội.
7. Indonesia: Những công dân Việt Nam (không phân biệt loại Hộ chiếu) khi nhập cảnh Indonesia được miễn visa trong thời gian tạm trú không quá 30 ngày. Và thời gian tạm trú sẽ không được gia hạn.
9. Malaysia: Miễn visa cho những người mang các loại Hộ chiếu có thời gian tạm trú không được quá 30 ngày.
Riêng với Đông Timor, quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, du khách không cần xin visa ở Việt Nam. Tới sân bay quốc tế của Đông Timor, bạn sẽ làm thủ tục xin nhập cảnh với mức phí 30 USD và vé máy bay khứ hồi.
Ngoài ra, Đảo Jeju (Hàn Quốc): Du khách Việt nếu tới đảo Jeju sẽ được miễn visa, tuy nhiên nếu tới các nơi khác của Hàn Quốc theo quy định vẫn phải có visa bình thường. Từ Việt Nam không có đường bay thẳng tới Jeju nên du khách phải quá cảnh ở một nước khác. Với những du khách có visa dán vào hộ chiếu còn hiệu lực của Mỹ, Nhật, New Zealand, Canada và Australia sẽ được vào Hàn Quốc mà không cần visa nhưng bắt buộc phải có vé máy bay của chặng tiếp theo.
Top 10 nước đông dân nhất trên thế giới
Theo số liệu thống kê vào tháng 4/2023 tại trang: World Population Review, hiện nay, những nước đông dân nhất trên thế giới bao gồm: Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ,…Dưới đây là danh sách chi tiết 10 quốc gia đông dân nhất thế giới 2023:
Sau các cuộc cải cách kinh tế vào năm 1991, Ấn Độ đã trở thành một trong những nền kinh tế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất và được đánh giá là một quốc gia công nghiệp mới. Thế nhưng, quốc gia này vẫn phải đối mặt với những thách thức từ chuyện nghèo đói, tham nhũng, y tế công thiếu thốn, suy dinh dưỡng và cả chủ nghĩa khủng bố.
2. Trung Quốc: 1.425.709.026 người
Trung Quốc có 56 dân tộc, với dân tộc đông đảo nhất là người Hán, chiếm 91,51% tổng dân số. Về tôn giáo, Trung Quốc đa dạng với Tam giáo bao gồm Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo.
Mỹ là một trong những quốc gia đa dạng về chủng tộc nhất trên thế giới. Do kết quả của các cuộc di dân đến từ những quốc gia khác nhau. Nền kinh tế quốc dân của nước này là lớn nhất trên thế giới (theo giá trị thực tế, với GDP ước tính vào năm 2020 là khoảng 20807 tỷ USD). Mỹ được xem là một thế lực về quân sự, văn hóa và kinh tế có sức ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới.
4. Indonesia: 277.291.742 người
Được biết đến với biệt danh 'Xứ sở vạn đảo' và là quốc gia có đa dạng tín ngưỡng Hồi lớn nhất thế giới, Indonesia có tổng diện tích khoảng 1,9 triệu km2, đứng thứ 14 trên thế giới. Với nhiều đảo, Indonesia có nhiều nhóm sắc tộc, ngôn ngữ và văn hóa tôn giáo đặc sắc. Người Java, một nhóm sắc tộc đông đúc, giữ vị thế chính trị lớn nhất tại nước.Mặc dù có dân số đông đúc và nhiều vùng đô thị, Indonesia vẫn giữ được nhiều khu vực hoang sơ. Là quốc gia đa dạng sinh học thứ hai trên thế giới, Indonesia là kho báu của tài nguyên thiên nhiên, tuy nhiên, vẫn phải đối mặt với thách thức nghèo đói trong môi trường đô thị hiện đại.
Pakistan là một thành viên tích cực của Liên Hợp Quốc (UN) và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC). Khoảng 20% dân số Pakistan vẫn sống trong đói nghèo với mức 1.25 USD mỗi ngày.Mặc dù là quốc gia nghèo đói vào năm 1947, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của quốc gia này đã vượt trội so với mức trung bình thế giới trong vòng 4 thập kỷ sau đó. Gần đây, các chính sách cải cách kinh tế trên quy mô rộng lớn đã dẫn đến triển vọng về một nền kinh tế mạnh mẽ hơn và tăng tốc phát triển, đặc biệt trong các lĩnh vực chế tạo và dịch vụ tài chính. Kể từ đầu thập kỷ 1990, Pakistan đã có sự cải thiện đáng kể về vị thế ngoại hối cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng trong dự trữ ngoại tệ mạnh mẽ.
Nigeria giành độc lập từ Vương quốc Anh vào năm 1960 và sau đó trải qua giai đoạn chính phủ quân sự độc tài cho đến năm 1999, khi nền dân chủ được khôi phục. Ngày nay, Nigeria vẫn là một quốc gia đang phát triển với chỉ số phát triển con người ở mức thấp. Với lượng dầu mỏ lớn nhất châu Phi và là thành viên của OPEC, Nigeria đang đối mặt với nhiều thách thức lớn. Từ năm 1960, Nigeria là thành viên chính thức của Liên Hiệp Quốc và tham gia các tổ chức như Liên minh châu Phi và Khối Thịnh vượng chung Anh.
Brazil được đánh giá là nền kinh tế lớn thứ 12 thế giới dựa trên giá trị GDP với tổng giá trị khoảng 1363 tỷ USD tính theo IMF. Nền kinh tế của đất nước này phát triển nhanh chóng và thuộc hàng đầu thế giới. Nhờ các biện pháp cải cách kinh tế, Brazil nhận được sự công nhận quốc tế cao. Brazil cũng là quốc gia tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới, đứng ở vị trí thứ 10 toàn cầu và dẫn đầu tại khu vực Mỹ Latinh. Tuy nhiên, Brazil cũng là quốc gia sản xuất dầu và khí đốt hàng đầu khu vực, đồng thời là người dẫn đầu thế giới về sản xuất năng lượng ethanol.
8. Bangladesh: 172.768.617 người
Bangladesh là một trong các quốc gia có mật độ dân số thuộc vào hàng cao nhất thế giới. Hồi giáo chiếm vị trí là tôn giáo lớn nhất tại Bangladesh, người theo Hồi giáo chiếm khoảng 89,5% dân số. Tiếp theo là Ấn Độ giáo chiếm 9,6%, ngoài ra còn có Phật giáo, Kitô giáo, cùng các tôn giáo nhỏ khác. Mặc dù có nhiều nỗ lực trong nước và quốc tế để cải thiện triển vọng kinh tế và nhân khẩu, thế nhưng Bangladesh vẫn là một quốc gia đang phát triển và dân số khá đông. Thu nhập bình quân đầu người trong năm 2020 ở mức thấp là 1.888 USD, cùng nhiều chỉ số kinh tế khác. Gần đây, Bangladesh đã có bước phát triển khá ấn tượng trong lĩnh vực phát triển con người nhờ vào việc tập trung nâng cao trình độ học vấn, cũng như thực thi bình đẳng giới trong trường học và giảm tình trạng phát triển dân số.
Nga là một trong năm quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân được công nhận và là chủ nhân của kho vũ khí huỷ diệt hàng loạt lớn nhất trên thế giới. Nga đã đạt được nhiều thành công đáng kể trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ và thám hiểm vũ trụ như phát triển động cơ máy bay, vũ khí gây nhiễu,... cùng với nhiều thành tựu khác. Mặc dù có diện tích lớn nhưng dân số của Nga đứng ở vị trí thứ 9 trên thế giới. Vào năm 2020, theo ước tính của IMF, tổng giá trị GDP của Nga là khoảng 1.464 tỷ USD, xếp thứ 11 toàn cầu. Nền kinh tế Nga và các lĩnh vực xã hội phát triển khá ổn định.
Mexico là một quốc gia rộng lớn với tổng diện tích gần 2 triệu km2, đứng hàng thứ 13 trên thế giới. Mexico có số lượng người nói tiếng Tây Ban Nha cao nhất trên thế giới và tôn giáo chủ yếu tại đây là Công giáo Roma. Về kinh tế năm 2020, tính theo IMF, tổng giá trị GDP của Mexico khoảng 1.040 tỷ USD và đứng thứ 16 trên thế giới.