Lương hưu là khoản tiền trợ cấp bảo hiểm xã hội được nhiều người lao động trong độ tuổi nghỉ hưu quan tâm. Vậy cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội như thế nào? Cần đáp ứng các điều kiện gì? Tất cả sẽ được EBH gửi đến bạn trong bài viết dưới đây.
Hướng dẫn chi tiết cách tính lương hưu năm 2024
Để tính lương hưu năm 2024, người lao động có thể căn cứ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách tính mức hưởng lương hưu:
(1) Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc:
Căn cứ theo Điều 56 Luật BHXH 2014, mức lương hưu hằng tháng được tính theo công thức sau:
Lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc
Trong đó: Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu được tính như sau:
Nam: Đóng đủ 20 năm BHXH: Hưởng 45%. Sau đó, mỗi năm được tính thêm 2%. Mức hưởng tối đa là 75%.
Nữ: Đóng đủ 15 năm BHXH: Hưởng 45%. Sau đó, mỗi năm được tính thêm 2%. Mức hưởng tối đa là 75%.
Lưu ý: Nếu nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm lao động, tỷ lệ hưởng sẽ bị trừ mỗi năm nghỉ hưu trừ 2% vào tổng tỷ lệ hưởng. Trong đó:
(2) Đối với người tham gia BHXH tự nguyện:
Căn cứ theo Điều 74 Luật BHXH 2014, mức lương hưu hằng tháng được tính bằng công thức sau:
Lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng:
- Lao động nam: Đóng đủ 20 năm BHXH: Hưởng 45%. Sau đó, mỗi năm được tính thêm 2%. Mức hưởng tối đa là 75%.
- Lao động nữ: Đóng đủ 15 năm BHXH: Hưởng 45%. Sau đó, mỗi năm được tính thêm 2%. Mức hưởng tối đa là 75%.
Mức đóng BHXH trong thời gian đi lính là bao nhiêu?
Theo điểm e khoản 1 Điều 2 Luật BHXH năm 2014, hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân phục vụ có thời hạn thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Theo khoản 4 Điều 14 Nghị định 33/2016/NĐ-CP và khoản 2 Điều 3 Thông tư 37/2017/TT-BQP, người đi nghĩa vụ quân sự không phải đóng tiền BHXH hằng tháng. Trách nhiệm đóng BHXH cho người tham gia nghĩa vụ quân sự thuộc về cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.
Mức đóng được xác định như sau:
Mức đóng BHXH hằng tháng cho bộ đội
Mức lương cơ sở tại thời điểm đóng
- 1% được đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- 22% được đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Năm 2023, mức lương cơ sở có sự thay đổi về lương cơ sở nên mức đóng BHXH hằng tháng được tính như sau:
Đi nghĩa vụ quân sự về, rút BHXH 1 lần được bao nhiêu tiền?
Theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 33/2016/NĐ-CP, hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân khi xuất ngũ mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
(1) Không đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
(2) Đủ Điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng nhưng ra nước ngoài để định cư hoặc đang mắc một trong các bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
Mức hưởng BHXH 1 lần được tính như sau:
(1,5 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014)
(2 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH từ năm 2014)
(Mbqtl: Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH)
Cụ thể, khoản 7 Điều 16 Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH hướng dẫn về mức hưởng BHXH 1 lần đối với hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân như sau:
- Trường hợp trước khi nhập ngũ mà chưa tham gia BHXH bắt buộc:
Thời gian tính hưởng chế độ BHXH 1 lần khi xuất ngũ là thời gian thực tế phục vụ trong Quân đội nhân dân.
Ví dụ: Đồng chí A, nhập ngũ tháng 9 năm 2020, tháng 8 năm 2022 xuất ngũ. Thời gian tính phục vụ được tính hưởng chế độ BHXH = 02 năm.
Mức hưởng BHXH 1 lần của đồng chí A = 2 x Lương cơ sở x 02 năm= 2 x 1,49 x 2 = 5,96 triệu đồng.
- Trường hợp trước khi nhập ngũ có thời gian tham gia BHXH mà chưa hưởng BHXH một lần:
Thời gian tính hưởng chế độ BHXH một lần khi xuất ngũ = Tổng thời gian phục vụ thực tế trong Quân đội nhân dân + Thời gian đã đóng BHXH trước đó.
Ví dụ 45: Đồng chí B nhập ngũ tháng 2 năm 2021, xuất ngũ ngày tháng 1 năm 2023; trước khi nhập ngũ đồng chí B có 04 năm làm việc và đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại doanh nghiệp X (ngoài Quân đội).
Thời gian tính hưởng BHXH 1 lần = 04 năm + 02 năm = 06 năm.
Nếu không có nhu cầu lãnh BHXH 1 lần, tổng thời gian đã tham gia BHXH của người lao động sẽ được bảo lưu và cộng nối tiếp với thời gian đóng BHXH sau này nếu người lao động tiếp tục tham gia BHXH sau khi xuất ngũ.
Trên đây là thông tin về chế độ bảo hiểm xã hội cho bộ đội. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.
Lương hưu là khoản tiền quan trọng với nhiều người, đặc biệt là những người lao động đã tham gia BHXH trong suốt thời gian làm việc. Tuy nhiên hiện nay, nhiều người vẫn thắc mắc về số năm đóng BHXH cần thiết để được hưởng chế độ này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp băn khoăn: Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu một cách đầy đủ và chi tiết nhất.
Người tham gia đóng BHXH đủ số năm theo quy định thì được hưởng lương hưu
Mức hưởng lương hưu tối đa năm 2024
Hiện nay, mức hưởng lương hưu hàng tháng của người lao động được xác định theo công thức dưới đây:
Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu (1) x Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH (2)
Trong đó: Tỷ lệ hưởng lương hưu được xác định theo số năm đóng BHXH, tối đa là 75%.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH (người tham gia BHXH bắt buộc) hoặc thu nhập tháng đóng BHXH (người tham gia BHXH tự nguyện) tùy thuộc vào tiền lương hoặc thu nhập đóng hàng tháng của người lao động, và nhân với hệ số trượt giá tương ứng.
Như vậy, mức hưởng lương hưu hàng tháng tối đa mà người lao động nhận được là 75% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH sau khi đã điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng.
Đóng BHXH bao nhiêu năm thì được hưởng mức lương hưu tối đa?
Để đạt được mức lương hưu tối đa như trên, người lao động cần đóng BHXH trong một khoảng thời gian xác định. Cụ thể, khoảng thời gian này có sự khác biệt giữa lao động nam và lao động nữ như sau:
(1) Đối với lao động nam: Người lao động nam nghỉ hưu từ ngày 01/1/2018 trở đi, tỷ lệ lương hưu hàng tháng được xác định bằng 45% tương ứng với số năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được cộng thêm 2%, tối đa bằng 75%.
Như vậy, người lao động nam cần đóng 35 năm BHXH mới được hưởng lương hưu tối đa (75%).
(2) Đối với lao động nữ: Người lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 01/1/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 2%, tối đa là 75%.
Như vậy, lao động nữ sẽ cần đóng 30 năm BHXH để được hưởng lương hưu tối đa (75%).
Tóm lại, nếu người lao động muốn được hưởng lương hưu tối đa sau khi đã đủ tuổi nghỉ hưu thì cần đóng BHXH ít nhất 30 năm đối với nữ và 35 năm đối với nam.
Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp thông tin đầy đủ về số năm đóng BHXH cần thiết để được hưởng lương hưu và các quy định liên quan. Bảo hiểm xã hội điện tử EBH hy vọng bài viết đã giúp quý độc giả trả lời thắc mắc: Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu để có kế hoạch tham gia BHXH hợp lý, đảm bảo cuộc sống an nhàn sau khi nghỉ hưu. Mọi vấn đề liên quan còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.
Chiều 02/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội nghe Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trình bày Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Giảm thời gian đóng BHXH tối thiểu để hưởng lương hưu xuống còn 15 năm
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được xây dựng nhằm bảo đảm an sinh xã hội của người dân theo quy định của Hiến pháp; sửa đổi căn bản các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn; mở rộng, gia tăng quyền, lợi ích để thu hút người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH).
Dự thảo Luật bổ sung 5 nhóm tham gia BHXH bắt buộc gồm: Chủ hộ kinh doanh (có đăng ký kinh doanh); người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố tương tự như đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương; người lao động làm việc không trọn thời gian (người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt)... Dự kiến, tổng số người được mở rộng có cơ hội tham gia khoảng 3 triệu người.
Về quy định hưởng BHXH một lần, dự thảo Luật đề xuất 2 phương án. Phương án 1 quy định việc hưởng BHXH một lần đối với hai nhóm người lao động khác nhau. Nhóm 1: Đối với người lao động đã tham gia BHXH trước khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực, sau 12 tháng nghỉ việc và chưa đủ 20 năm đóng BHXH, có nhu cầu thì được nhận BHXH một lần. Nhóm 2: Đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực trở đi (dự kiến 1/7/2025) thì không được nhận BHXH một lần.
Phương án 2 là "Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ BHXH".
Dự thảo Luật cũng sửa đổi theo hướng quy định người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu mà có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên (quy định hiện hành là 20 năm) thì được hưởng lương hưu hằng tháng.
Liên quan đến nội dung này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, quy định thời gian đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu là phải đủ 20 năm như hiện hành đã gây khó khăn, giảm cơ hội được hưởng lương hưu của một số đối tượng do không đóng BHXH đủ 20 năm.
Do vậy, Điều 64 của dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu mà có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu hằng tháng. Quy định này nhằm tạo cơ hội cho một số nhóm đối tượng bắt đầu tham gia BHXH muộn (45-47 tuổi mới bắt đầu tham gia) hoặc tham gia không liên tục hoặc làm công việc đặc thù có thời gian làm nghề ngắn dẫn đến khi đến tuổi nghỉ hưu vẫn không tích lũy đủ 20 năm đóng BHXH cũng có cơ hội được hưởng lương hưu hằng tháng và được bảo đảm bảo hiểm y tế. Quy định này cũng góp phần giảm số người hưởng BHXH một lần do đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Bảo đảm tốt nhất quyền lợi lâu dài của người lao động tham gia bảo hiểm
Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Ủy ban Xã hội cơ bản nhất trí với mục tiêu và các quan điểm chỉ đạo xây dựng dự án Luật đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh đề nghị rà soát để có quy định chuyển tiếp đối với những quy định sẽ thay đổi khi có quy định mới như trường hợp có số năm tham gia trên 15 năm và dưới 20 năm khi hưởng BHXH một lần theo quy định của dự thảo Luật (do hạ số năm tham gia BHXH từ 20 năm xuống 15 năm sẽ dẫn đến lựa chọn quyền về hưu và quyền hưởng BHXH một lần nếu người lao động muốn tiếp tục tham gia để hưởng cao hơn thì xử lý thế nào).
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, mỗi phương án hưởng BHXH một lần trong dự thảo Luật Chính phủ đưa ra đều có ưu điểm, nhược điểm nhất định. Tuy nhiên, Chính phủ chưa thể hiện rõ quan điểm về phương án lựa chọn. Hơn nữa, khi chưa đủ tuổi nghỉ hưu mà lấy bảo hiểm một lần (tức là đang trẻ, còn sức khỏe làm việc, tạo thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình mà lại lấy của tuổi già để chi tiêu) dù với lý do gì, đều trái với mục đích, tính chất của chế độ bảo hiểm hưu trí.
“Quy định hưởng BHXH một lần là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, có ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động và vấn đề an sinh xã hội lâu dài, tác động nhất định đến tâm lý xã hội, người lao động. Ủy ban Xã hội của Quốc hội đề nghị Chính phủ cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ để tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH, tham vấn, lấy ý kiến đối tượng chịu tác động trực tiếp, đặc biệt là quy định về BHXH một lần”, Chủ nhiệm Nguyễn Thúy Anh nói.
Trên cơ sở đó, đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát, cân nhắc, tính toán thêm các lựa chọn, làm căn cứ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến theo hướng bảo đảm tốt nhất quyền lợi lâu dài của người lao động tham gia bảo hiểm nhưng cũng hài hòa với nguyên tắc đóng - hưởng, có chia sẻ của BHXH…/.