Người Đàm Phán Tập 11

Người Đàm Phán Tập 11

Copyright © 2020 123DOC. Designed by 123DOC

Thời gian thích hợp để đàm phán với người Trung Quốc

Khoảng thời gian thích hợp nhất để bắt đầu việc làm ăn với người Trung Quốc là từ tháng 4 đến tháng 6 và tháng 9 đến tháng 10. Bạn nên tránh các việc quan trọng vào dịp Tết nguyên đán bởi người Trung Quốc ăn Tết rất lâu, tất cả các việc kinh doanh sẽ ngưng trệ nhiều ngày trong dịp này.

Kinh nghiệm đàm phán với đối tác Trung Quốc

- Người Trung Quốc mất lòng tin tại các cuộc họp với người lạ

- Hai bên trao đổi với người trung gian những quan điểm bất đồng.

- Người Trung Quốc thích được gọi kèm chức vụ và tên.

- Coi trọng sự phục tùng và phân cấp chức vụ.

- Thể diện là hình ảnh tích cực của một cá nhân hay một tập thể về chính bản thân họ.

- Đừng bao giờ vô tình hay hữu ý làm chạm đến thể diện của người Trung Quốc.

Người TQ đánh giá cao về tinh thần làm việc chăm chỉ.

Đối tác thể hiện sự quan tâm bằng cách:

2) Trình bày với đối tác những thông tin của bạn

Như vậy, để hiểu được văn hóa của một người hay một quốc gia là điều không hề đơn giản. Trong kinh doanh nếu “hiểu” được đối tác thì bạn đã có 50% thắng lợi. Trên đây là bài viết về phong cách đàm phán với người Trung Quốc. Hy vọng qua bài viết này giúp các bạn nắm được đặc điểm đàm phán của người Trung Quốc để giành ưu thế trên bàn đàm phán.

https://thutucxuatnhapkhau.com/tuyen-dung/

Đàm phán là hoạt động thường xuyên xảy ra tại nơi làm việc. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy rằng, 40% mọi người chủ động tránh đàm phán trong cuộc sống hàng ngày của họ. Kỹ năng đàm phán không phải bẩm sinh và cũng ít người sinh ra đã có tài ăn nói, kỹ năng này cần được học hỏi, rèn luyện và thực hành liên tục mới có thể trở nên xuất sắc.

Đàm phán (negotiation) là quá trình mà các bên tham gia thảo luận và đạt được một thỏa thuận hoặc giải quyết một vấn đề thông qua thương lượng và đối thoại. Đây là một phương pháp giải quyết xung đột thông qua việc trao đổi quan điểm, yêu cầu và lợi ích của các bên liên quan. Trong quá trình đàm phán, các bên thường cố gắng đạt được một thoả thuận mà có thể đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của mỗi bên. Đàm phán được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, từ kinh doanh, chính trị, quốc tế đến cuộc sống hàng ngày.

Đàm phán có một số đặc điểm quan trọng:

Mục tiêu: Đàm phán được thực hiện để đạt được một thoả thuận hoặc giải quyết vấn đề. Mục tiêu của các bên tham gia có thể khác nhau và việc đạt được sự đồng thuận, có thể là mục tiêu chính hoặc mục tiêu phụ thuộc vào tình huống cụ thể.

Thương lượng: Đàm phán liên quan đến quá trình thương lượng giữa các bên. Các bên thể hiện quan điểm, yêu cầu và lợi ích của mình và cố gắng tìm ra giải pháp chung thông qua trao đổi thông tin và đưa ra đề xuất.

Đối thoại: Đàm phán đòi hỏi sự trao đổi thông tin và ý kiến giữa các bên. Đối thoại trong đàm phán cho phép các bên hiểu rõ hơn về quan điểm, nhu cầu và mục tiêu của nhau, từ đó tạo điều kiện để tìm ra các điểm chung và xây dựng sự thoả thuận.

Tính hai chiều: Đàm phán là quá trình tương tác giữa hai hoặc nhiều bên. Các bên có thể có quyền lợi và mục tiêu riêng, và quá trình đàm phán nhằm tìm ra sự cân nhắc và thỏa hiệp giữa các lợi ích riêng lẻ và lợi ích chung.

Tính linh hoạt: Đàm phán đòi hỏi tính linh hoạt và sẵn lòng thay đổi. Các bên có thể phải điều chỉnh quan điểm và đề xuất của mình trong quá trình đàm phán để tìm ra một giải pháp chấp nhận được cho cả hai phía.

Tương phản: Đàm phán thường đi kèm với sự tương phản và xung đột quan điểm, mục tiêu và lợi ích giữa các bên. Sự tương phản này có thể tạo ra áp lực và thách thức trong quá trình đàm phán, nhưng cũng có thể tạo ra cơ hội để tìm ra các giải pháp sáng tạo và công bằng.

Kỹ năng đàm phán (negotiation skills) là những khả năng, kỹ thuật, phương pháp giúp hai hoặc nhiều bên đạt được kết quả thỏa hiệp, tránh xảy ra xung đột và tạo ra sự đồng thuận giữa các bên liên quan. Đàm phán bao gồm các kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết phục, thấu hiểu, lập kế hoạch, hợp tác,...

Đàm phán trong kinh doanh đã trở thành một trong những kỹ năng quan trọng để mang lại thành công cho doanh nghiệp. Mặc dù đàm phán sẽ diễn ra giữa hai bên để đạt được thỏa thuận, nhưng nhiều người cũng cho rằng, một nhà đàm phán hiệu quả sẽ vừa cạnh tranh và vừa hợp tác. Tức là, một người có kỹ năng đàm phán sẽ là người trao ra giá trị cho người khác trong khi vẫn đòi hỏi những lợi ích cho doanh nghiệp của mình.

Hình thức đàm phán này có nghĩa là đôi bên sẽ đàm phán dựa trên những nguyên tắc, lợi ích cho tất cả nhằm đạt được thỏa thuận phù hợp nhất. Một cuộc đàm phán có nguyên tắc bao gồm 4 yếu tố sau:

Đôi bên cùng có lợi: Các bên tham gia đàm phán cần tập trung vào việc tìm kiếm những kết luận có lợi cho tất cả.

Tập trung vào lợi ích: Người tham gia đàm phán có thể xác định, truyền đạt động cơ, lợi ích, nhu cầu của mình khi đàm phán có nguyên tắc.

Tách biệt cảm xúc với các vấn đề: Tập trung vào vấn đề hiện tại thay vì các vấn đề khiến những người tham gia đàm phán có những phản ứng cảm xúc, xung đột tính cách.

Tính khách quan: Những người tham gia đàm phán có thể đồng ý sử dụng những tiêu chí khách quan làm nền tảng cho cuộc đàm phán có lợi.

Đây là loại đàm phán thường xảy ra ở hầu hết các giao dịch kinh doanh, nhiều người sẽ thương lượng để đạt được thỏa thuận cho mỗi bên. Một số vai trò phổ biến trong đàm phán nhóm phải kể đến như: Người lãnh đạo, người quan sát, người quan hệ, nhà phê bình.

Đàm phán đa đối tác là hình thức thương lượng có nhiều hơn 2 bên cùng tham gia đàm phán. Chẳng hạn như ban lãnh đạo các bộ phận của một doanh nghiệp lớn tổ chức họp với nhau gọi là đàm phán đa đối tác. Hình thức đàm phán này dễ xảy ra tình trạng là một số bên thành lập liên minh, các liên minh này làm tăng sự phức tạp trong cuộc đàm phán.

Đàm phán đối đầu là một hình thức tiếp cận mang tính phân phối, trong đó, bên đàm phán tích cực nhất trong cuộc đàm phán sẽ đạt được thỏa thuận phục vụ cho lợi ích của họ. Một số chiến thuật đàm phán đối đầu như:

Thương lượng cứng rắn: Là chiến thuật mà sẽ có một bên từ chối thỏa hiệp trong một thỏa thuận nào đó.

Lời hứa trong tương lai: Chiến thuật này là một bên có thể hứa với bên kia về một lợi ích trong tương lai nhằm đổi lấy những thỏa thuận hiện tại.

Mất hứng thú: Có nghĩa là một bên sẽ có tỏ ra họ không hứng thú với việc theo đuổi một thỏa thuận để bên kia nhượng bộ.

Nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đàm phán

Đây là giai đoạn đầu tiên, doanh nghiệp cần xây dựng một bản kế hoạch chỉn chu và thu thập những thông tin cần thiết cho cuộc đàm phán. Giai đoạn này quyết định phần lớn tới kết quả của cuộc đàm phán. Do đó, hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng để gia tăng tỷ lệ đạt được những kỳ vọng đặt ra.

Tìm hiểu đối tác: Một cuộc đàm phán phải có ít nhất từ hai bên, chính vì vậy hãy chuẩn bị những thông tin cần thiết về họ. Ngoài là tài liệu hỗ trợ cho cuộc giao tiếp, điều này vừa thể hiện sự tôn trọng đối tác của mình.

Xác định rõ vấn đề: Khi đàm phán, hãy xác định những vấn đề cần làm rõ, tìm ra hướng giải quyết cho phù hợp.

Xác định mục tiêu đàm phán: Mục tiêu đàm phán giúp các bên có thể tập trung vào những vấn đề chính, tránh nói sai chủ đề, gây mất thời gian. Việc xác định mục tiêu cũng giúp các bên có thể thống nhất và đồng thuận về mục đích cuối cùng của cuộc đàm phán.

Xây dựng các phương án thay thế phù hợp: Không phải lúc nào cuộc đàm phán cũng diễn ra như kế hoạch ban đầu, do đó hãy chuẩn bị cho mình những phương án dự phòng cho các vấn đề phát sinh, những hướng thay thế phù hợp.

Một số nội dung mà doanh nghiệp cần chuẩn bị trước khi đàm phán là:

Trong giai đoạn này, những ấn tượng từ giây phút ban đầu là rất quan trọng để có hình ảnh đẹp trong tâm trí đối tác. Bằng cách để đối phương có cơ hội được trình bày nhiều hơn, nếu đối tác cởi mở, đừng ngại thể hiện sự hài hước vừa phải để tạo cảm giác gần gũi. Đồng thời, hãy chỉn chu về trang phục, lời nói, tác phong, thể hiện sự tự tin và có lập trường vững chắc.

Trong quá trình trao đổi thông tin, hãy sử dụng kỹ năng quan sát để phân tích kỹ lưỡng về lời nói, hành vi, cử chỉ của đối phương, điều này làm cơ sở đánh giá mức độ tin cậy của họ. Việc tạo dựng niềm tin cho đối phương, nỗ lực thể hiện thiện chí để tạo ra sự tin tưởng lẫn nhau giữa các bên.