Mua Bảo Hiểm Y Tế Online Lần Đầu

Mua Bảo Hiểm Y Tế Online Lần Đầu

​Bước 1. Người thuộc diện mua bảo hiểm y tế sau đây lập bản khai (Mẫu BH1 hoặc Mẫu BH2) gửi Ủy ban nhân dân cấp xã:

Người nước ngoài bình đẳng trong việc tham gia BHYT

Khoản 2 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 nêu rõ:

Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến bảo hiểm y tế.

Như vậy, có thể thấy, pháp luật bảo hiểm y tế không có bất cứ sự phân biệt nào giữa lao động Việt Nam với lao động nước ngoài.

Điều này đồng nghĩa với việc, người nước ngoài hoàn toàn bình đẳng trong việc tham gia BHYT, thậm chí có thể tham gia với hình thức BHYT bắt buộc.

Thủ tục mua bảo hiểm y tế cho người nước ngoài (Ảnh minh họa)

Hầu hết những người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam hiện nay đều thuộc nhóm do người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng. Bởi lẽ đây đều là những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên.

Theo khoản 1 Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH, người nước ngoài sẽ tham gia BHYT tại chính đơn vị nơi đang làm việc và chỉ cần điền đầy đủ các thông tin cá nhân vào Tờ khai tham gia BHYT (Mẫu TK1-TS) nộp cho người sử dụng lao động.

Tương tự như lao động Việt Nam, người nước ngoài khi tham gia BHYT bắt buộc hàng tháng phải đóng với mức đóng bằng 4,5% tiền lương tháng ghi trong hợp đồng lao động (khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP).

Xem thêm: Mức đóng bảo hiểm y tế mới nhất hiện nay

Hiện nay, chỉ có duy nhất một cách để người nước ngoài tham gia BHYT tự nguyện, đó là tham gia theo hình thức BHYT hộ gia đình, với những người có tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, trừ những người đã tham gia BHYT bắt buộc; hoặc là chức sắc, chức việc, nhà tu hành…

Đồng thời, để tham gia, những người này có thể mua tại cơ quan bảo hiểm xã hội xã/phường/thị trấn nơi cư trú hoặc đại lý thu bảo hiểm xã hội địa phương.

Theo Công văn 3170/BHXH-BT, người nước ngoài phải có đủ các giấy tờ dưới đây:

- Tờ khai tham gia BHYT (Mẫu TK1-TS);

- Danh sách hộ gia đình tham gia BHYT (Mẫu DK01) nhận từ Trưởng thôn, xóm, khu phố, ấp, bản;

- Bản sao sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;

- Bản chính hoặc bản chụp thẻ BHYT của các thành viên khác trong hộ khẩu đã có thẻ để xác định giảm trừ mức đóng.

Cũng tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT của người tham gia BHYT theo hộ gia đình như sau:

- Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;

- Người thứ hai, ba, tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;

- Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Người thứ 1 đóng 67.050 đồng/tháng;

Người thứ 2 đóng 46.935 đồng/tháng;

Người thứ 3 đóng 40.230 đồng/tháng;

Người thứ 4 đóng 33.525 đồng/tháng;

Từ người 5 trở đi đóng 26.820 đồng/tháng.

Xem chi tiết tại: Hướng dẫn mua bảo hiểm y tế tự nguyện 2019

Trên đây là những hướng dẫn của LuatVietnam về thủ tục mua bảo hiểm y tế cho người nước ngoài tại Việt Nam.

Nếu cá nhân lao động tự do hoặc hộ gia đình người nước ngoài mới chuyển đến Việt Nam và chưa tham gia lao động thì vẫn có thể đảm bảo sức khỏe cho mình bằng việc mua BHYT tự nguyện với mức phí hợp lý cùng quy trình thực hiện dễ dàng.

Khi tham gia BHYT hộ gia đình, người tham gia được Quỹ BHYT thanh toán số tiền khám, chữa bệnh không giới hạn theo phạm vi, mức hưởng, có thể lên tới hàng tỷ đồng mỗi năm. Đây là chính sách ưu việt của Đảng, Nhà nước, giúp nhiều người dân vượt qua những khó khăn về kinh tế khi không may bị ốm đau, bệnh tật.

Luật BHYT quy định người dân được tham gia BHYT theo nhóm hộ gia đình, gồm nhóm đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình gồm toàn bộ thành viên của 1 hộ gia đình đăng ký thường trú, tạm trú, trừ đối tượng đã được cấp thẻ BHYT ở các nhóm đối tượng khác và người đã khai báo tạm vắng. Theo quy định, người tham gia BHYT hộ gia đình sẽ được hưởng các quyền lợi như sau: Được cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) cấp thẻ BHYT khi đóng BHYT; được lựa chọn một cơ sở y tế thuận lợi theo hướng dẫn của cơ quan BHXH để đăng ký nơi KCB ban đầu, được đổi nơi đăng ký ban đầu vào mỗi quý; được KCB và được cơ quan BHXH thanh toán chi trả chi phí KCB theo Luật BHYT; được cơ quan BHXH, cơ sở KCB BHYT và các cơ quan có liên quan giải thích, cung cấp thông tin về chế độ BHYT; được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về BHYT.

Cụ thể, hiện nay, tham gia BHYT hộ gia đình từ người thứ hai trở đi sẽ được giảm trừ mức đóng, người thứ nhất đóng 4,5% mức lương cơ sở: 81.000 đồng/tháng (972.000 đồng/năm), người thứ hai đóng 70% mức đóng của người thứ nhất: 56.700 đồng/tháng (680.400 đồng/năm), người thứ ba đóng 60% mức đóng của người thứ nhất: 48.600 đồng/tháng (583.200 đồng/năm), người thứ tư đóng 50% mức đóng của người thứ nhất: 40.500 đồng/tháng (486.000 đồng/năm); người thứ năm trở đi đóng 40% mức đóng của người thứ nhất: 32.400 đồng/tháng (388.800 đồng/năm).

Cùng với đó, quy định tham gia BHYT hộ gia đình không bắt buộc cả hộ gia đình đóng tiền cùng một thời điểm mà có thể mua nhiều lần trong năm tài chính vẫn được giảm trừ mức phí từ thành viên thứ hai trở đi. Người tham gia BHYT được lựa chọn đóng định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng một lần… Những điều này sẽ phần nào giảm gánh nặng tham gia BHYT cho nhiều hộ gia đình khó khăn.

Đơn cử như ông Lê Gia Lễ (phường Thọ Xương, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) từ nhiều năm nay đều tham gia BHYT theo hộ gia đình. Ông Lễ cho hay, ngoài hai người con đã đi làm và được công ty đóng bảo hiểm thì gia đình ông gồm 5 người còn lại đều là lao động tự do nên mua BHYT hộ gia đình để tiết kiệm chi phí. Trung bình mỗi năm, ông dành số tiền trên 2,5 triệu đồng để mua BHYT. Với gia đình làm nông thì đây là số tiền đáng kể, thế nhưng với ý thức phòng ngừa những lúc không may bị ốm đau, tai nạn, năm nào ông cũng mua cho các thành viên trong gia đình. Đầu năm 2023, sức khỏe ông có dấu hiệu đi xuống, qua thăm khám các bác sĩ kết luận ông bị viêm, nhiễm nấm phổi, nhược cơ kiến ông phải nhập viện để điều trị, may mắn được BHYT thanh toán các khoản viện phí nên gia đình chỉ tốn một khoản nhỏ tiền ăn uống, sinh hoạt. Mới đây, trong một lần khám bệnh, bác sĩ phát hiện tim ông có vấn đề nên đã chuyển lên bệnh viện tuyến trên để điều trị. Cả quá trình dài khám bệnh, nằm viện thế nhưng ông đã được BHYT chi trả gần như 100%.

Có thể thấy, việc tham gia BHYT đã và đang mang lại lợi ích rất lớn cho người tham gia. Đối với các đối tượng là người lao động tự do có kinh tế khó khăn, không có thu nhập ổn định, khi không may bị bệnh, tai nạn thì tiền viện phí là cả một vấn đề lớn, nếu có BHYT sẽ đỡ bớt gánh nặng. Mặc khác, việc tham gia BHYT theo hộ gia đình còn từng bước thực hiện mục tiêu cộng đồng cùng chia sẻ rủi ro với người bệnh, mức độ thấp nhất là các thành viên trong cùng gia đình chia sẻ cho nhau, mức độ cao nhất là thực hiện BHYT toàn dân. Đây được coi là hình thức tiết kiệm "đóng góp khi lành - để dành khi ốm" nhằm giảm bớt gánh nặng về kinh tế khi bản thân hoặc thành viên trong gia đình bị ốm đau, bệnh tật.

Trong khuôn khổ hợp tác Đối tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ, BHXH Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động hợp tác với các đối tác Hoa Kỳ qua 4 kênh như gồm: Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC). Trong đó, qua kênh Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, năm 2016, BHXH Việt Nam đã phối hợp tổ chức đoàn nghiên cứu, khảo sát tại Hoa Kỳ về cơ sở dữ liệu quốc gia, thẻ điện tử tích hợp và mô hình thực hiện chính sách an sinh xã hội.

Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh và ông Ted Osius trao Biên bản ghi nhớ hợp tác

Thông qua kênh Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ, hai bên đã có có quá trình gắn bó, hợp tác phát triển lâu dài trong lĩnh vực an sinh xã hội. Vào tháng 11/2020, nhân dịp kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam–Hoa Kỳ và 25 năm thành lập BHXH Việt Nam (1995-2020), BHXH Việt Nam và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác trong việc hỗ trợ BHXH Việt Nam nâng cao năng lực đấu thầu thuốc tập trung, năng lực cán bộ giám định BHYT, xây dựng mô hình tính toán, cân đối quỹ BHYT và đặc biệt là việc chuyển giao bản quyền phần mềm quản lý hợp đồng, cung ứng thuốc đấu thầu tập trung (eLMIS) đã góp phần hỗ trợ hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân Việt Nam…

Về phía Hội đồng USABC, sự hợp tác giữa hai bên mới được triển khai trong thời gian gần đây. Từ năm 2019, BHXH Việt Nam và Hội đồng USABC đã có một số hoạt động sơ bộ về chia sẻ kinh nghiệm thực hiện chính sách BHYT của Hoa Kỳ, tham vấn ý kiến chuyên gia về mua sắm, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong khám chữa bệnh BHYT. Tuy nhiên, các hoạt động bước đầu còn mang tính nhỏ lẻ, chưa khai thác tối đa tiềm năng và cơ hội hợp tác giữa hai bên để hỗ trợ phát triển Ngành BHXH Việt Nam.

Cuộc họp triển khai giữa BHXH Việt Nam và USABC ngay sau lễ ký kết

Ngày 8/3/2022, tại Hà Nội, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đã tham gia buổi làm việc do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì với Hội đồng USABC do ông Ted Osius- Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc làm trưởng đoàn và lãnh đạo các DN hàng đầu Hoa Kỳ đang đầu tư kinh doanh trong khu vực và tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, Thủ tướng cho biết Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa, phát triển quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ lên tầm cao mới thực chất và hiệu quả hơn, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi, góp phần vào hòa bình, thịnh vượng, ổn định.

Ngay sau đó, ngày 9/3, đã diễn ra Lễ ký kết và trao đổi Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực BHYT giữa BHXH Việt Nam và USABC. Mục tiêu bản ghi nhớ hướng tới là tăng cường hợp tác giữa BHXH Việt Nam và USABC trong lĩnh vực thực hiện BHYT, trong đó hai bên cùng chia sẻ lợi ích chung và tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy trao đổi thường xuyên giữa các đối tác Hoa Kỳ và BHXH Việt Nam, hướng đến mục tiêu phát triển BHYT toàn dân bền vững; tạo môi trường thuận lợi cho người dân Việt Nam tiếp cận chăm sóc y tế và sử dụng chế độ BHYT có chất lượng, an toàn, hiệu quả.

Phát biểu tại buổi lễ ký kết, Đại sứ Hoa Kỳ Marc.E. Knapper khẳng định, thông qua sự hợp tác này cũng như các dự án sắp tới, mối quan hệ song phương giữa hai nước Việt Nam-Hoa Kỳ sẽ tiếp tục được thắt chặt và nâng lên tầm cao mới. Đại sứ Marc.E. Knapper kỳ vọng, thời gian tới, BHXH Việt Nam, các cơ quan, DN hai nước sẽ tiếp tục hợp tác với nhau trong nhiều lĩnh vực đang có xu hướng tiên phong như kinh tế số, thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là lĩnh vực an sinh xã hội để hướng tới sự phát triển bền vững của hai quốc gia trong tương lai…

Có thể khẳng định, quan hệ đối tác của hai nước Việt Nam-Hoa Kỳ phát triển rất mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu, ngày càng bền chặt hơn. Bên cạnh rất nhiều lĩnh vực hợp tác như thương mại, phát triển, giáo dục, y tế, năng lượng và an ninh, thì một lĩnh vực hợp tác song phương đầy hứa hẹn khác là an sinh xã hội, lĩnh vực này ngày càng có vai trò then chốt đối với tăng trưởng kinh tế bền vững. Đây cũng sẽ là kỳ vọng mới trong sự hợp tác giữa Việt Nam-Hoa Kỳ trong thời gian tới, nhằm hướng tới sự vững mạnh và độc lập, cùng nhau hợp tác với cam kết chung vì hòa bình và thịnh vượng./.

Tổng thống Mỹ mới đắc cử ông Donald Trump đã ký sắc lệnh bãi bỏ Obamacare ngay trong ngày làm việc đầu tiên sau khi nhậm chức.

Luật Bảo vệ Bệnh nhân và Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền (còn gọi là Chương trình bảo hiểm y tế (BHYT) bắt buộc của Chính phủ liên bang, hay  Obamacare) là một đạo luật liên bang Mỹ đã được Tổng thống Barack Obama ký thành luật ngày 23/3/2010. Luật này nhằm nâng cao chất lượng và khả năng chi trả của  BHYT, bằng cách mở rộng phạm vi bảo hiểm công và tư nhân, đồng thời giảm chi phí chăm sóc sức khỏe (CSSK) cho cá nhân và các công ty. Theo một nghiên cứu của Quỹ Thịnh vượng chung ở Mỹ, các hộ gia đình nghèo là đối tượng được thụ hưởng nhiều nhất từ Obamacare. Nếu năm 2010 tỷ lệ các hộ gia đình có thu nhập dưới 48.500 USD/năm không có BHYT là 36% thì đến năm 2016 tỷ lệ không có BHYT của nhóm này chỉ còn 19%. Bên cạnh đó nhóm người ở độ tuổi 19 – 34 có tỷ lệ  bao phủ BHYT được mở rộng nhanh nhất (tỷ lệ không có BHYT của nhóm này năm 2010 là 27%, năm 2016 là 15%). Tuy nhiên, khả năng chi trả cho Quỹ BHYT là vấn đề chính của chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 2016, đặc biệt khi mức đóng đối với Obamacare dành cho giới trung lưu đã tăng lên trung bình 25% kể từ tháng 10/2016. Đảng Cộng hòa đã lên tiếng chỉ trích Obamacare vì động thái tăng mức đóng và hạn chế lựa chọn các nhà bảo hiểm. Đảng của Tổng thống mới cam kết sẽ bãi bỏ và thay thế luật này bằng một chương trình khác tốt hơn. Vào ngày đầu tiên lên cầm quyền, Tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh bãi bỏ Obamacare. Tuy nhiên, Đảng Cộng hòa đã không kịp đệ trình lên Ủy ban Ngân sách vào ngày 27/1/2017 để thực hiện theo đề xuất bãi bỏ này. Bà Sara Collins, phó chủ tịch Chương trình tiếp cận và bao phủ BHYT của Quỹ thịnh vượng chung cho rằng: “Tuy vẫn còn những hạn chế trong mở rộng diện bao phủ BHYT liên quan tới các vấn đề về mua BHYT cá nhân và chi phí y tế cao. Nhưng, nếu bãi bỏ một số quy định chủ chốt của Obamacare mà không có sự thay thế hiệu quả sẽ càng làm vấn đề trở nên trầm trọng hơn”.