Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Dạy thêm, học thêm trong nhà trường là gì?
Theo khoản 2 Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT thì dạy thêm, học thêm trong nhà trường là dạy thêm, học thêm do cơ sở giáo dục công lập (gồm: cơ sở giáo dục phổ thông; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học, sau đây gọi chung là nhà trường) tổ chức.
Các trường hợp không được dạy thêm
Các trường hợp không được dạy thêm theo Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT như sau:
- Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
- Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
- Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.
- Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:
+ Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;
+ Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]
(Thanh tra) - Qua 12 năm thực hiện Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm có nhiều vấn đề mà ngành Giáo dục chưa thể kiểm soát được đó là việc dạy thêm, học thêm ngày càng tràn lan, nảy sinh nhiều tiêu cực như ép học sinh đi học thêm, dạy trước chương trình, học thêm vì điểm số… nhất là thầy cô thiếu tâm, nặng về thương mại, tài chính.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố Dự thảo Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm để lấy ý kiến góp ý khi được công bố chính thức có hiệu lực sẽ thay thế cho Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012.
Thông tư số 17 yêu cầu giáo viên không được dạy thêm ngoài nhà trường với học sinh chính khóa của mình, nếu chưa được hiệu trưởng cho phép. Giáo viên cũng không dạy thêm với học sinh tiểu học, trừ trường hợp bồi dưỡng nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
Dự thảo mới đã bỏ điều này. Song, việc dạy thêm, học thêm phải tuân thủ theo nhiều quy định, như chỉ được tổ chức khi học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý, không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm.
Nội dung dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; thời lượng, thời gian và địa điểm dạy thêm, học thêm phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi...
Không tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường đối với các nhà trường đã tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
Cô Nguyễn Thị Thùy, giáo viên Văn (Thanh Hóa) cho rằng, những điểm mới trong dự thảo mang tính cởi mở và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho những giáo viên muốn dạy thêm khi học sinh và phụ huynh có yêu cầu.
Bên cạnh đó, việc yêu cầu lập danh sách học sinh và cam kết không ép buộc học sinh học thêm là cần thiết để đảm bảo tính minh bạch và công bằng. Điều này cũng giúp giáo viên có thể duy trì mối quan hệ lành mạnh với học sinh và phụ huynh, tránh những hiểu lầm hoặc nghi ngờ không đáng có.
Tuy nhiên cô Thùy băn khoăn, lâu nay việc dạy thêm, học thêm đã có rất nhiều ý kiến trái chiều, liệu những quy định mới trong dự thảo liệu có thực sự khả thi và chấm dứt được các tiêu cực từng xảy ra hay không. Dự thảo nên xây dựng quy trình giám sát mang tính khoa học, dễ hiểu để các giáo viên dễ dàng áp dụng và không xảy ra tình trạng không hiểu quy định dẫn đến phạm luật.
Bên cạnh đó, giáo viên cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy chính khóa trước khi nghĩ đến việc dạy thêm. Việc học thêm nên là một lựa chọn bổ sung, giúp học sinh củng cố kiến thức, không phải là phương tiện chính để nắm bắt nội dung học tập.
Còn theo thầy Nguyễn Văn Việt, giáo viên môn Toán (Phú Thọ), dự thảo thông tư có liên quan trực tiếp nên sau khi ban hành, các giáo viên đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu. Nội dung trong dự thảo có sự thay đổi từ "xin phép" sang "báo cáo" với hiệu trưởng cho thấy một sự linh hoạt hơn trong việc giáo viên tổ chức dạy thêm. Thay vì phải chờ đợi sự chấp thuận từ hiệu trưởng, giáo viên chỉ cần báo cáo và tự chủ trong việc dạy thêm. Điều này giảm bớt thủ tục hành chính và giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc lên kế hoạch giữa chính khoá và dạy thêm nếu có học sinh có nhu cầu. Đặc biệt là chủ động sắp xếp thời gian dành cho các buổi học thêm mà không tác động đến thời gian của các buổi lên lớp.
Theo Vụ trưởng Trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Xuân Thành, cần nhìn nhận dạy thêm, học thêm là nhu cầu thực tế của cả giáo viên, học sinh. Việc này không cần phải cấm hay đáng chê trách. Vấn đề khiến dư luận bức xúc là việc học sinh phải đi học thêm lớp do giáo viên dạy bên ngoài, dù các em không muốn. Do đó, dự thảo loại bỏ các thủ tục hình thức, như giáo viên cần xin phép hiệu trưởng để được dạy học sinh của mình như quy định hiện hành tại Thông tư 17. Thay vào đó, thầy cô có thể dạy, nhưng cần lập danh sách học sinh, báo cáo hiệu trưởng và cam kết không bắt buộc các em dưới mọi hình thức. Đồng thời, giáo viên không sử dụng những ví dụ, câu hỏi, bài tập đã dạy thêm để kiểm tra, đánh giá học sinh.
"Bộ không cấm giáo viên dạy thêm khi các em và phụ huynh thực sự mong muốn, có nhu cầu. Thầy cô được đàng hoàng dạy học sinh của mình ngoài nhà trường nhưng đó phải là nguyện vọng thực sự của hai bên, tuyệt đối không được ép buộc", ông Thành nhấn mạnh.
Cũng theo ông Thành, Luật Công chức, viên chức không tổ chức kinh doanh. Do đó, giáo viên trường công không được tổ chức kinh doanh hoạt động dạy thêm, học thêm mà chỉ được tham gia dạy thêm ngoài nhà trường. Điều này không nêu trong dự thảo, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ nghiên cứu giữ lại để tránh hiểu lầm.
Quy định hiện hành yêu cầu các trường không dạy thêm với học sinh tiểu học, trừ bồi dưỡng nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống. Dự thảo đã bỏ điều này. Nguyên tắc là các trường đã tổ chức dạy 2 buổi một ngày thì không dạy thêm. Theo chương trình phổ thông mới, học sinh tiểu học học hai buổi một ngày, đồng nghĩa trường cũng không tổ chức dạy thêm. Do đó về bản chất, dự thảo thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo không thay đổi so với hiện nay.
Cụ thể, tổng thời lượng dạy chính khóa và dạy thêm trong trường không quá 35 tiết mỗi tuần với cấp tiểu học, 42 tiết với THCS và 48 tiết với THPT.
Theo ông Thành, các định mức này căn cứ vào hướng dẫn về dạy học hai buổi một ngày của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được áp dụng nhiều năm qua. Việc đưa vào dự thảo thông tư nhằm tạo khung tối đa cho các trường, tránh quá tải cho học sinh. Các nguyên tắc về tổ chức dạy thêm gần như không thay đổi, chẳng hạn không ép buộc học sinh; thời lượng và địa điểm dạy phải phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, đảm bảo sức khỏe học sinh; không cắt giảm nội dung chính khóa để đưa vào dạy thêm; không dạy trước chương trình…
Học sinh học thêm sau giờ học chính khóa tại một điểm dạy thêm ở TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG
Đối với việc dạy thêm của nhà giáo, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu rõ bộ đang chủ trương không cấm việc dạy thêm nhưng cấm những hành vi dạy thêm vi phạm đạo đức của nhà giáo, vi phạm những nguyên tắc chuyên môn. Tức cấm một số hành vi ép của nhà giáo trong vấn đề này.
Trong quy định về dạy thêm, học thêm nên dứt khoát cấm dạy thêm ở bậc tiểu học và có các biện pháp hạn chế ở bậc trung học.
TS Nguyễn Tùng Lâm (phó chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Việt Nam)
"Dạy thêm, học thêm là nhu cầu có thật của cả học sinh và giáo viên. Việc Bộ GD-ĐT chủ trương không cấm giáo viên dạy thêm là hợp lý. Tuy nhiên dưới góc độ phụ huynh, tôi đề nghị cơ quan nhà nước cần ban hành quy định cụ thể về dạy thêm, học thêm.
Trong đó, giáo viên không được ép học sinh học thêm với mình. Nếu có tình trạng này thì nhà giáo phải chịu biện pháp chế tài nặng nhất", ông Ngô Hồng Cư, phụ huynh ở TP.HCM, đề xuất.
Ông Cư kể năm trước con ông học lớp 9, cháu trải qua giai đoạn "khủng hoảng kéo dài" vì không học thêm với giáo viên môn toán của lớp chính khóa.
"Đa số học sinh cùng lớp với con tôi đều học thêm toán với giáo viên này. Chỉ có con tôi và một bạn nữa học chỗ khác. Con tôi thi vào trường chuyên, tôi được giới thiệu một giáo viên ở trường THPT và con tôi đã học từ hè lớp 8.
Tôi nghĩ đó là chuyện bình thường. Nhưng không. Con tôi thường xuyên bị kêu lên bảng trả bài, làm bài tập... Học sinh sao tránh khỏi những lúc làm sai. Mà mỗi lần sai là cháu bị cô giáo bêu riếu, nhạo báng kiểu như: làm bài như vầy mà đòi thi vô trường chuyên, bài dễ như vậy làm vẫn sai mà đòi trèo cao, thi vô trường chuyên nhắm thi nổi không?".
Ông Cư còn cho biết: "Những học sinh có học thêm với cô thường làm bài kiểm tra điểm rất cao, con tôi thường bị điểm thấp hơn các bạn. Nhiều lần bị bêu riếu, điểm thấp khiến cháu mất tự tin, xin bố mẹ thôi không thi vào lớp 10 chuyên nữa.
Cuối cùng con tôi phải chọn cách đi học thêm cả hai nơi để mong có sự yên ổn. Những trường hợp như thế này thì người giáo viên sẽ bị xử lý như thế nào, cái này cần đưa vào luật để thực hiện nghiêm", ông Cư đề xuất.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, nhiều nhà giáo cho rằng nhà giáo dạy thêm để kiếm sống vẫn tốt hơn là phải đi bán hàng online, chạy xe công nghệ... Việc dạy thêm là quyền lợi chính đáng của nhà giáo.
"Điều khiến dư luận bức xúc là những vấn đề tiêu cực của dạy thêm. Đó là việc bớt bài trên lớp chính khóa, để dành đến lớp dạy thêm mới dạy. Em nào không đi học thêm thì không hiểu bài. Thậm chí có giáo viên còn "gà" bài trước ở lớp dạy thêm để học sinh đạt được điểm cao trong khi làm bài kiểm tra. Em nào không đi học thêm sẽ bị điểm kém.
Và rất nhiều cách khác, trong đó có việc gây áp lực cho học sinh về mọi mặt, mục đích để ép học sinh đi học thêm với mình. Đây là vấn đề mấu chốt cần giải quyết triệt để", hiệu trưởng một trường THCS ở nội thành TP.HCM nêu ý kiến.
Theo hiệu trưởng trên: "Cần có quy định cụ thể về việc chế tài những giáo viên vi phạm. Từ quy định đó, cơ quan quản lý nhà nước mà cụ thể là phòng, sở GD-ĐT sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra để thanh lọc những việc tiêu cực của dạy thêm, học thêm.
Việc quản lý dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường không thể giao cho hiệu trưởng. Chúng tôi quản lý trong trường đã mệt lắm rồi, không còn thời gian, sức lực để mắt tới những việc ngoài nhà trường. Nếu thời gian tới ngành giáo dục tiếp tục giao việc quản lý dạy thêm của giáo viên cho hiệu trưởng thì lại tiếp tục tái diễn tình trạng "thả nổi" như hiện nay", hiệu trưởng trên khẳng định.