Theo quy định tại Điều 34 Luật Người khuyết tật 2010 (một số nội dung bị bãi bỏ bởi điểm k khoản 4 Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 và được hướng dẫn bởi Điều 9 Nghị định 28/2012/NĐ-CP), cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật quy định tại Điều 34 Luật Người khuyết tật 2010 được hưởng các chính sách ưu đãi sau đây:
Chính sách hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật được quy định ra sao?
Hiện nay, các chính sách hỗ trợ học nghề, việc làm của Nhà nước đều được thực hiện theo hướng bảo đảm tất cả người khuyết tật đều được hỗ trợ. Việt Nam cũng đã thông qua Công ước về quyền của người khuyết tật và Công ước số 159 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm cho người khuyết tật và nội luật hóa quy định của Công ước vào hệ thống pháp luật Việt Nam. Cụ thể, toàn bộ Chương VII Luật Dạy nghề năm 2006 quy định dạy nghề cho người khuyết tật, mục đích là giúp đối tượng có năng lực thực hành nghề phù hợp với khả năng lao động của mình để tự tạo việc làm hoặc tìm được việc làm, ổn định đời sống. Đồng thời, Nhà nước cũng hỗ trợ về tài chính và các chính sách ưu đãi khác đối với các cơ sở dạy nghề cho người khuyết tật nhằm khuyến khích dạy nghề cho cho người khuyết tật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật Người khuyết tật 2010, 06 chính sách hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật cụ thể được quy định như sau:
– Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật phục hồi chức năng lao động, được tư vấn việc làm miễn phí, có việc làm và làm việc phù hợp với sức khỏe và đặc điểm của người khuyết tật.
– Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được từ chối tuyển dụng người khuyết tật có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của người khuyết tật.
– Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật tùy theo điều kiện cụ thể bố trí sắp xếp công việc, bảo đảm điều kiện và môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật.
– Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật phải thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về lao động đối với lao động là người khuyết tật.
– Tổ chức giới thiệu việc làm có trách nhiệm tư vấn học nghề, tư vấn và giới thiệu việc làm cho người khuyết tật.
– Người khuyết tật tự tạo việc làm hoặc hộ gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật được vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất kinh doanh, được hướng dẫn về sản xuất, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm theo quy định của Chính phủ.Người khuyết tật tự tạo việc làm hoặc hộ gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật được vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất kinh doanh, được hướng dẫn về sản xuất, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm theo quy định của Chính phủ. Nhiều chương trình cho vay vốn giải quyết việc làm, hỗ trợ người khuyết tật nghèo được quan tâm, tạo điều kiện để vươn lên ổn định cuộc sống. Theo đó, người khuyết tật vay vốn thông qua Quỹ quốc gia về việc làm theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 9/7/2015, Thông tư số 45/2015/TT-BLĐTBXH ngày 11/11/2015 và Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm. Cụ thể như sau:
– Vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất kinh doanh từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Điều kiện, thời hạn và mức vốn cho vay thực hiện theo các quy định hiện hành áp dụng đối với các dự án vay vốn giải quyết việc làm;
– Hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, hỗ trợ chuyển giao công nghệ sản xuất, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.
Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm do người khuyết tật làm ra.
chính sách hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật?
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật Người khuyết tật 2010, 06 chính sách hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật được quy định như sau:
- Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật phục hồi chức năng lao động, được tư vấn việc làm miễn phí, có việc làm và làm việc phù hợp với sức khỏe và đặc điểm của người khuyết tật.
- Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được từ chối tuyển dụng người khuyết tật có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của người khuyết tật.
- Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật tùy theo điều kiện cụ thể bố trí sắp xếp công việc, bảo đảm điều kiện và môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật.
- Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật phải thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về lao động đối với lao động là người khuyết tật.
- Tổ chức giới thiệu việc làm có trách nhiệm tư vấn học nghề, tư vấn và giới thiệu việc làm cho người khuyết tật.
- Người khuyết tật tự tạo việc làm hoặc hộ gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật được vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất kinh doanh, được hướng dẫn về sản xuất, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm theo quy định của Chính phủ.
Bên cạnh đó, căn cứ quy định tại Điều 8 Nghị định 28/2012/NĐ-CP, người Người khuyết tật tự tạo việc làm, hộ gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật được hưởng chính sách sau đây:
- Vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất kinh doanh từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Điều kiện, thời hạn và mức vốn cho vay thực hiện theo các quy định hiện hành áp dụng đối với các dự án vay vốn giải quyết việc làm;
- Hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, hỗ trợ chuyển giao công nghệ sản xuất, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.
Đồng thời, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm do người khuyết tật làm ra.
06 chính sách hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật? Doanh nghiệp khi nhận người khuyết tật vào làm thì sẽ được hưởng những ưu đãi nào? (Hình từ Internet)
Chính sách nhận người khuyết tật vào làm việc năm 2023
Với phương châm bảo đảm cho tất cả người lao động là người khuyết tật đều được hỗ trợ, pháp luật về lao động của Việt Nam vẫn luôn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và ban hành các chính sách để hỗ trợ người khuyết tật tham gia lao động và tìm việc làm phù hợp với sức khỏe và khả năng của mình. Theo quy định tại Điều 35 Luật Người khuyết tật 2010, chính sách nhận người khuyết tật vào làm việc được thực hiện như sau:
Chính sách nhận người khuyết tật vào làm việc
1. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định tại Điều 34 của Luật này.
2. Chính phủ quy định chi tiết chính sách khuyến khích cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc quy định tại khoản 1 Điều này.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn Điều 35 Luật Người khuyết tật 2010, Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc.
– Doanh nghiệp sử dụng từ 10 người khuyết tật làm việc ổn định được hưởng chính sách ưu đãi (quy định tại điểm a và điểm c Khoản 1 Điều 9 Nghị định 28/2012/NĐ-CP):
+ Hỗ trợ kinh phí cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Mức hỗ trợ theo tỷ lệ người khuyết tật làm việc ổn định tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô của cơ sở sản xuất, kinh doanh theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
+ Vay vốn ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Điều kiện vay, thời hạn vay, mức vốn vay và mức lãi suất vay thực hiện theo quy định hiện hành áp dụng đối với dự án vay vốn giải quyết việc làm;
LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Chính sách hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Về chế độ trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng cho người khuyết tật được quy định tại Điều 44 Luật người khuyết tật như sau: “1. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm: a) Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này; b) Người khuyết tật nặng. 2. Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm: a) Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó; b) Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng; c) Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi. 3. Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này là trẻ em, người cao tuổi được hưởng mức trợ cấp cao hơn đối tượng khác cùng mức độ khuyết tật.4. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với từng loại đối tượng theo quy định tại Điều này do Chính phủ quy định.” Theo đó, có thể nhận thấy tại khoản 2 Điều 44 Luật người khuyết tật quy định một trong các đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng là người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Xét theo trường hợp của bạn, bạn là người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và vừa sinh con thuộc đối tượng nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Do đó, bạn có thể được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng khi là người khuyết tật nặng hoặc là người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật người khuyết tật. Căn cứ vào quy định tại Điều 3 Nghị định 28/2012/NĐ-CP thì:Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc. Bạn có thể xem xét mình có thuộc đối tượng theo luật định dựa vào mức độ khuyết tật của bản thân thông qua giấy xác nhận khuyết tật được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký. Ngoài ra, nếu con bạn được xác định là người khuyết tật theo kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thì bạn có thể làm hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng cho cháu.
Theo Điều 44 Luật người khuyết tật quy định các đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng, người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng của hội đồng giám định được xác định là thuộc diện hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng, mức cấp kinh phí nuôi dưỡng hàng tháng đối với người khuyết tật được tính theo mức chuẩn trợ cấp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định, và tùy thuộc vào mức độ khuyết tật của người đó.