Thuế VAT hay còn được gọi với tên khác là thuế giá trị gia tăng. Đây là loại thuế gián thu được đánh vào người tiêu dùng cuối cùng khi sử dụng loại hàng phải đóng thuế. Vậy thực chất, thuế VAT là gì? Cách tính thuế giá trị gia tăng cho hàng nhập khẩu như thế nào? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để “bỏ túi” cho mình thêm nhiều thông tin quan trọng.
Cách tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu
Đối với hàng hóa nhập khẩu, cách tính thuế giá trị gia tăng đã được quy định chi tiết, cụ thể trong văn bản luật liên quan. Theo đó, giá tính thuế VAT hàng nhập khẩu đã được quy định tại Điều 7 của Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-VPQH ban hành ngày 28/04/2016.
Cụ thể: “Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và cộng với thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu”.
* Công thức tính thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu:
Thuế GTGT của hàng nhập khẩu = (giá tính thuế nhập khẩu + thuế nhập khẩu (nếu có) + thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) + thuế bảo vệ môi trường (nếu có) ) x thuế suất thuế giá trị gia tăng
Bài viết trên đây của Thông Tiến Logistics đã tổng hợp thông tin chi tiết về thuế VAT. Hy vọng chia sẻ này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thuế giá trị gia tăng và cách tính thuế đối với hàng nhập khẩu.
* Lưu ý: Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung trên không còn phù hợp do những thay đổi trong chính sách của pháp luật. Do đó, bạn cần chú ý cập nhật thêm nhiều văn bản luật mới để hiểu rõ hơn về nội dung này.
Các văn bản pháp quy về Thuế giá trị gia tăng
Để giúp cá nhân, doanh nghiệp nắm được thông tin về thuế giá trị gia tăng, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành một số văn bản pháp quy, quy định chi tiết về loại thuế này. Theo đó, có thể kể đến một số loại văn bản như:
Đối tượng nào chịu thuế và không chịu thuế VAT?
Tại Luật thuế giá trị gia tăng 2008 và các văn bản luật khác đã quy định chi tiết về đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế VAT. Căn cứ vào đó, có thể chỉ ra một số đối tượng như sau:
Tại Điều 3 của Luật thuế giá trị gia tăng 2008 và hướng dẫn chi tiết tại điều 2 Thông tư số 219/2013/TT – BTC đã nêu rõ đối tượng chịu thuế VAT. Cụ thể:
“Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định”.
Tại Điều 5 của Luật thuế giá trị gia tăng 2008 và tại Điều 5 của Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-VPQH ngày 28/04/2016 đã quy định chi tiết về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng. Căn cứ vào điều khoản đó, có thể chia ra 5 nhóm đối tượng không phải chịu thuế như:
Để nắm được chính xác các đối tượng không chịu thuế VAT theo quy định, bạn có thể tìm đọc Luật thuế giá trị gia tăng 2008 (Điều 5) và Văn bản hướng dẫn số 01/VBHN-VPQH (Điều 5). Tại Điều khoản này đã quy định chi tiết các đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định mà bạn có thể áp dụng vào tình huống thực tế.
Đối tượng chịu thuế và không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định
Để biết được ai là người phải nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định, bạn có thể tìm hiểu tại Điều 3 của Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013. Căn cứ vào Thông Tư, có thể liệt kê những người nộp thuế giá trị gia tăng như sau:
Người nộp thuế VAT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức và tổ chức kinh doanh. Ngoài ra, những cá nhân, tổ chức nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng thì phải nộp thuế VAT. Bao gồm:
Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
Thuế suất thuế giá trị gia tăng như thế nào?
Hiện nay, tại Điều 8 của Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-VPQH ban hành ngày 28/04/2016 đã quy định chi tiết về thuế suất thuế giá trị gia tăng. Theo đó, hiện nay thuế suất thuế VAT đang có ba mức là 0%, 5% và 10%. Mỗi mức thuế suất được áp dụng cụ thể với từng hàng hóa, dịch vụ nên bạn cần tìm hiểu kỹ để biết được loại hàng hóa vận chuyển chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng là bao nhiêu.
Căn cứ vào quy định trên, có thể nêu cụ thể một số trường hợp như sau:
Vì vậy, để nắm được chi tiết mức thuế suất cho từng hàng hóa, dịch vụ cụ thể, bạn nên tìm đọc tại Điều 5 của Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-VPQH.
3 mức thuế suất thuế giá trị gia tăng hiện nay