Cũng như Áo dài của Việt Nam, sườn xám của Trung Quốc hay Kimono của Nhật Bản… Hanbok là biểu tượng văn hóa lâu đời của Hàn Quốc và tượng trưng cho nét đẹp truyền thống của người dân đất nước này. Vậy Hanbok có những đặc điểm gì thú vị? Cùng Jellyfish tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Nét đẹp trang phục của người Lào
Là một trong những dân tộc nằm trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, dân tộc Lào có trang phục đặc sắc thể hiện nét riêng trong bản sắc văn hóa của mình. Trang phục của dân tộc Lào là sự kết hợp giữa màu sắc, họa tiết được làm thủ công tạo nên những sản phẩm trang phục độc đáo và đẹp mắt phản ánh sự ảnh hưởng của địa lý, khí hậu cũng như lịch sử, văn hóa độc đáo của họ.
Người Lào ở Tam Đường (Lai Châu) trong những bộ trang phục truyền thống độc đáo.
Dân tộc Lào sinh sống chủ yếu tại các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam như Sơn La, Lai Châu, Điện Biên... Theo truyền thống trang phục của dân tộc Lào mặc đều do phụ nữ tự thu bông, kéo tằm, nhuộm vải, dệt và phải tự thêu hoa văn theo hoa tay của mình. Trang phục của dân tộc Lào là sự kết hợp giữa màu sắc, họa tiết được làm thủ công tạo nên những sản phẩm trang phục độc đáo và đẹp mắt phản ánh sự ảnh hưởng của địa lý, khí hậu cũng như lịch sử, văn hóa độc đáo của họ.
Trang phục của 2 thế hệ phụ nữ Lào.
Trang phục của phụ nữ dân tộc Lào thường gồm váy, áo, khăn trước ngực, khăn đội đầu. Phụ nữ Lào mặc áo ngắn với váy dài tầm bắp chân thắt ngang ngực. Gấu váy thêu hoa văn màu tươi sáng. Ngoài áo ngắn ra thì phụ nữ Lào còn dùng áo dài được may bằng vải nhuộm chàm. Trước ngực được quàng chéo chiếc khăn. Để tôn thêm dáng vóc thon thả, phụ nữ Lào thắt thêm những chiếc dây thắt lưng bằng đồng hoặc bằng bạc.
Các họa tiết hoa văn thêu trên áo hay khăn thể hiện tinh hoa văn hóa dân gian được giữ gìn và truyền lại qua nhiều thế hệ gắn với những câu chuyện dân gian mang ý nghĩa của sự may mắn và sức khỏe cho họ. Người Lào thường dệt những hoa văn hình rồng cổ đỏ, con hổ, đôi rắn quấn vào nhau, hình người cưỡi voi… Ngoài ra tùy vào hoa tay họ sẽ sáng tạo ra nhiều hoa văn liên quan đến hoa lá trong thiên nhiên.
Ngoài ra, phụ nữ Lào còn có thói quen đeo nhiều phụ kiện trang sức như vòng cổ, khuyên tai…đi kèm tạo sự đặc sắc cho bộ trang phục. Những món trang sức này thường làm bằng đồng, bạc với họa tiết tinh xảo.
Những người phụ nữ Lào thành thạo việc may vá.
Để thực hiện được một bộ trang phục, phụ nữ dân tộc Lào thường mất khoảng 2 tháng vì làm thủ công hoàn toàn. Ngày nay, phụ nữ Lào vẫn dệt vải và truyền lại cho thế hệ sau, một số họa tiết hoa văn mới ra đời nhưng những hoa văn truyền thống vẫn được ưa chuộng và xuất hiện chủ yếu trên bộ trang phục của phụ nữ Lào.
Đàn ông dân tộc Lào thường mặc quần dài áo cộc, đầu đội khăn. Khăn được dệt bằng vải thô màu trắng, dài từ 70 đến 150 cm. Hai đầu khăn trang trí hình hoa văn hình chữ nhật thêu các ô hình chữ nhật kẻ với nhiều màu sắc.
Du khách mặc thử một bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Lào.
Đến nay, người dân tộc Lào thường mặc trang phục truyền thống vào dịp lễ tết để tham gia các hoạt động văn hóa, chơi các trò chơi dân gian./.
Nói đến Kimono là người ta nghĩ ngay đến xứ Phù Tang với hình ảnh người phụ nữ Nhật Bản đẹp, kiêu sa cùng với những cánh hoa anh đào mỏng manh. Và Kimono quả thực là độc đáo nhất trong số trang phục truyền thống của Nhật Bản. Xưa kia, cả đàn ông và phụ nữ đều sử dụng Kimono như trang phục hàng ngày.
Nhưng ngày nay, thường chỉ có phụ nữ Nhật mặc Kimono như nghi phục chính thức, còn hình ảnh người đàn ông Nhật Bản mặc Kimono thường chỉ thấy trong các đám cưới hoặc các dịp lễ theo kiểu truyền thống khác.Đã đến du lịch Nhật Bản thì hầu như ai cũng muốn thử mặc lên mình bộ Kimono rực rỡ, tinh xảo của người Nhật Bản này. Mỗi bộ Kimono đều được làm thủ công và mang tính đơn chiếc. Đó là một tác phẩm nghệ thuật công phu, tỉ mẩm từ khâu chọn vải, kết hợp màu sắc, trang trí hoa văn, và lựa chọn các phụ kiện đi cùng. Thiết kế của bộ Kimono cũng hết sức đặc biệt và độc đáo, gồm 8 mảnh ghép với nhau cho phép điều chỉnh kích cỡ phù hợp với người mặc.
Kimono có thể được trang trí bằng các hoa văn thêu hoặc nhuộm. Những bộ Kimono dành cho phụ nữ thường được trang trí các họa tiết hình hoa, lá, hoặc các hình mang tính chất biểu tượng. Các họa tiết,các lớp vải Kimono được chọn lựa phối hợp giữa các màu sắc rất sinh động và bắt mắt. Và quả không có gì sai nếu ai đó ví bộ Kimono như một bức họa nhiều màu sắc.
Cách thức mặc Kimono khá phức tạp và có những nguyên tắc riêng của nó. Khi mặc Kimono, người mặc quấn từ bên phải vào trước rồi mới đến bên trái, và chỉ quấn ngược lại khi đi dự tang lễ. Bên cạnh đó cũng có các sự khác biệt trong bộ Kimono theo tuổi tác, tầng lớp xã hội , và thậm chí theo từng mùa.
Kimono nữ giới có 8 loại chính:
Furisode chủ yếu dùng cho những cô gái trẻ chưa chồng, có màu sắc rực rỡ, ống tay rộng, nhiều hoa văn trang trí tạo nên nét trẻ trung, nữ tính.
Shiromaku được dùng trong các đám cưới truyền thống của Nhật. Loại này dài, màu sắc trang nhã gần như trắng tinh biểu tượng cho sự tinh khiết của cô dâu. Shiromaku khá rườm ra nên khi di chuyển cần sự giúp đỡ từ người khác.
Houmongi lại khác với Furisode là dùng cho phụ nữ đã kết hôn.
Tomesode thường có màu đen dành cho phụ nữ đã có gia đình. Điểm dễ nhận biết của nó là ống tay áo ngắn, phía chân váy có trang trí hoa văn đơn giản tạo điểm nhấn.
Yukata được làm bằng vải cotton bình thường, thường được dùng trong mùa hè và có nhiều trong các quán trọ truyền thống của Nhật Bản. Yukata cũng có thể được dùng trong ngày hội nhảy truyền thống của Nhật vào mùa hèvà các cuộc hội hè. Nam nữ đều có thể mặc loại này.
Mofuku mang sắc đen tuyền dùng trong tang lễ.
Tsukesage được mặc trong các buổi tiệc, tiệc trà, cắm hoa và đám cưới của bạn bè.
Tsumugi đơn giản, mặc trong cả những dịp bình thường.
Một điểm bạn không thể quên đi kèm với bộ Kimono chính là đôi guốc gỗ khá cao. Thậm chí nếu không đeo quen, du khách có thể bị đau chân. Mặc Kimono truyền thống tốn khá nhiều thời gian và thường phải có người phụ giúp.