Tiêu Chuẩn Xuất Khẩu Cá Tra Sang Mỹ

Tiêu Chuẩn Xuất Khẩu Cá Tra Sang Mỹ

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam cho biết, tính đến hết tháng 7 vừa qua, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ đạt 133,7 triệu USD, giảm 20,2% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng trong tháng 7, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này đã tăng nhẹ 4,4%.

Con đường xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam vào thị trường Mỹ vốn nhiều khó khăn nay lại càng khó khăn hơn khi thời gian tới Mỹ sẽ siết chặt các tiêu chuẩn nhập khẩu.

Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (Thủy sản Vĩnh Hoàn, mã cổ phiếu VHC - sàn HoSE) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 10/2024 với doanh thu đạt 1.206 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 10 tháng đầu năm, doanh thu của Thủy sản Vĩnh Hoàn ước đạt 10.535 tỷ đồng. Qua đó, hoàn thành từ 92 - 98% mục tiêu doanh thu cả năm nay.

Bóc tách dữ liệu cho thấy, doanh thu từ mảng cá tra chiếm tới 63% tổng doanh thu tháng 10 của Thủy sản Vĩnh Hoàn, đạt 755 tỷ đồng, tăng 70% so với cùng kỳ năm 2023.

Ngoại trừ mảng sản phẩm sức khỏe, các mảng kinh doanh khác của Thủy sản Vĩnh Hoàn trong tháng 10 vừa qua đều ghi nhận tăng trưởng so với cùng kỳ. Điển hình như doanh thu từ mảng phụ phẩm đạt 159 tỷ đồng, tăng 87%; mảng bún và bánh gạo đạt 36 tỷ đồng, tăng 112%...

Xét về thị trường, trong tháng 10/2024, doanh thu tại thị trường Mỹ đóng góp 37% tổng doanh thu của Thủy sản Vĩnh Hoàn, đạt 441 tỷ đồng, cao gấp 2,6 lần cùng kỳ. Trong khi đó, thị trường Việt Nam ghi nhận 280 tỷ đồng doanh thu, tăng 22%; doanh thu từ thị trường châu Âu đạt 182 tỷ đồng, tăng 16%...

Đánh giá về triển vọng kinh doanh của Thủy sản Vĩnh Hoàn trong thời gian tới, một số tổ chức tài chính nhận định hoạt động xuất khẩu cá tra của công ty đang bước vào chu kỳ tăng trưởng mới, qua đó trở thành động lực thúc đẩy kết quả kinh doanh của công ty.

Trong đó, tại thị trường Mỹ, tồn kho cá tra thành phẩm hiện đang thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Điều này sẽ thúc đẩy các nhà bán lẻ tại đây tích cực bổ sung hàng tồn kho cho mùa lễ hội sắp tới, theo đánh giá của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP).

Xem thêm: "Về đích lợi nhuận sớm, Thủy sản Vĩnh Hoàn (VHC) mạnh tay chia cổ tức bằng tiền 20%" trên Tạp chí Công Thương tại đây.

Đồng quan điểm với nhận định trên, Chứng khoán DSC cho rằng việc tình hình lạm phát và quan điểm chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ở mức tích cực cũng sẽ góp phần làm gia tăng nhu cầu cá tra trong thời gian tới.

Thủy sản Vĩnh Hoàn đang là doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cá tra fillet đông lạnh lớn nhất sang Mỹ, chiếm 47% thị phần. Đáng chú ý, công ty đang có xu hướng duy trì giá bán ở mức thấp để tăng cường chiếm lĩnh thị phần khi thị trường dần phục hồi.

Đối với các nước phương Tây, do đã nhập khẩu một lượng lớn cá tra trong giai đoạn giữa năm nên trong những tháng cuối năm, nhu cầu nhập khẩu dự kiến sẽ giảm nhẹ hoặc đi ngang.

Chứng khoán DSC nhận định các chính sách trên sẽ bắt đầu ảnh hưởng sâu rộng hơn và tác động tích cực lên nhu cầu cá tra tại Trung Quốc từ quý 3/2025, từ đó "làm nóng" giá cá tra toàn cầu. Giá cá tra xuất khẩu trung bình của Thủy sản Vĩnh Hoàn trong năm 2025 có thể tăng 3-5%.

Dựa trên điều kiện thị trường hiện tại, Chứng khoán DSC dự phóng doanh thu thuần cả năm nay của Thủy sản Vĩnh Hoàn đạt 13.398 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2023. Theo đó, lợi nhuận sau thuế dự kiến tăng 22%, đạt 1.191 tỷ đồng.

XK cá tra sang Nga quý III và cả 3 quý đầu năm nay đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị XK cá tra sang Nga quý II đạt cao nhất với 12,04 triệu USD, thấp hơn so với 18,01 triệu USD của quý II/2011.

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, XK cá tra sang Nga 9 tháng đầu năm nay đạt 32,78 triệu USD, giảm 24,8% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm gần 1/2 tỷ trọng giá trị XK thủy sản Việt Nam sang thị trường này. Riêng quý III, XK cá tra sang Nga đạt 10,8 triệu USD.

Hiện có nhiều nhà NK Nga hỏi mua cá tra Việt Nam nhưng rất ít DN Việt Nam có hạn ngạch XK cá tra sang thị trường này, vì vậy chỉ cần cơ quan quản lý của Nga cảnh báo về chất lượng và cấm NK cá tra của một DN nào đó thì XK cá tra Việt Nam sang Nga sẽ giảm rất mạnh.

Vài năm trở lại đây, mặc dù sản lượng khai thác thủy sản của Nga vẫn tăng đều nhưng NK thủy sản vào Nga cũng ngày càng nhiều hơn. Các chuyên gia cho rằng đây là xu hướng tất yếu do tác động của một số yếu tố như thiếu vốn đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng cho ngành chế biến thủy sản trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước tăng mạnh.

Từ năm 2004 đến nay, giá trị NK thủy sản của Nga năm sau luôn cao hơn năm trước. Cá đông lạnh các loại (HS0303) là mặt hàng được NK nhiều nhất trong các sản phẩm thủy sản. Cá tươi tuy đứng thứ 2 nhưng có tốc độ NK tăng trưởng mạnh nhất. NK philê cá đông lạnh (HS0304) đứng thứ 3 sau cá đông lạnh và cá tươi.

Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế, năm 2011 Nga NK cá philê đông lạnh đạt giá trị 333,19 triệu USD, trong khi NK cá đông lạnh đạt giá trị 822,2 triệu USD. Trung Quốc là nước dẫn đầu về XK cá philê đông lạnh sang thị trường này với giá trị đạt 95,9 triệu USD, tiếp đến là Na Uy 67,2 triệu USD, và Việt Nam đứng thứ 3 với 62,9 triệu USD.

Hiện nay, NK cá đông lạnh và cá tươi chiếm khoảng hơn 60% tổng giá trị NK thủy sản của Nga. Trong những năm gần đây, Nga có nhu cầu tiêu thụ cá tươi nhiều hơn nên thị phần NK cá tươi vào Nga tăng rất mạnh. NK cá tươi năm 2004 vào Nga chỉ chiếm 11% tổng giá trị NK thủy sản của thị trường này nhưng đến năm 2011 đã tăng lên 32%. Trong khi đó, NK cá đông lạnh lại giảm từ 67% năm 2004 xuống còn 35% năm 2011. Thị phần NK cá philê đông lạnh cũng tăng từ 11% năm 2004 lên 14% năm 2012, chủ yếu là tăng NK cá tra philê đông lạnh từ Việt Nam.

Theo Cơ quan thống kê Liên bang, giá bán lẻ các loại thủy sản trên thị trường Nga 6 tháng đầu năm 2012 tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy sản của người dân Nga tiếp tục tăng mạnh cả với các sản phẩm giá rẻ cũng như sản phẩm đắt tiền, và mức tiêu thụ thủy sản bình quân theo đầu người năm nay sẽ tăng. Các DN thủy sản Việt Nam liệu có nắm bắt được cơ hội này để đẩy mạnh XK cá tra sang Nga trong những tháng còn lại của năm 2012?

5 TIÊU CHUẨN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN SANG MỸ

Để xuất khẩu nông sản ra thị trường thế giới, các nhà sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu phải tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn bắt buộc của nước nhập khẩu nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe của người tiêu dùng. Mỗi quốc gia, mỗi loại sản phẩm của nước xuất khẩu và nhập khẩu lại khác nhau. Việc không tuân thủ các qui định này sẽ dẫn tới việc phải kiểm dịch hoặc bị nước nhập khẩu từ chối nhập khẩu. Vậy tiêu chuẩn xuất khẩu sang Mỹ thế nào? Dưới đây là 5 tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang Mỹ mà Quý doanh nghiệp cần tham khảo trước khi xuất khẩu nông sản sang Mỹ

Tiêu chuẩn về Chất lượng thương mại và ghi nhãn mác

Tiêu chuẩn xuất khẩu sang Mỹ yêu cầu tất cả những nông sản nhập khẩu phải đạt phẩm cấp theo tiêu chuẩn của Ban Thị Trường thuộc Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA). Thông tin chi tiết về các yêu cầu phẩm cấp và chất lượng sản phẩm được Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ xây dựng Quý doanh nghiệp có thể tham khảo link dưới đây: USDA: https://www.ams.usda.gov/about-ams/programs-offices/specialty-crops-program

Một trong những cấu thành của dư luật trang trại (Farm Bill) năm 2002 (Luật An ninh trang trại và Đầu tư nông thôn năm 2002) là thực hiện việc bắt buộc ghi nhãn về nước xuất xứ (COOL). Thông tin chi tiết về chương trình này có thể tìm thấy trên trang Web: USDA: www.ams.usda.gov/cool/