Với tình hình nhu cầu sử dụng các loại rượu mạnh ngày càng cao, thì việc mở rộng thị trường mua rượu mạnh từ nước ngoài về cũng ngày càng nhiều. Nếu như bạn cũng đang muốn nhập khẩu rượu từ nước ngoài, đồng thời muốn nắm rõ được các mức thuế nhập khẩu rượu mạnh hiện nay thế nào. Vậy thì hãy tham khảo những thông tin cùng vuawhisky.vn dưới đây nhé.
Tìm hiểu chung về các mức thuế nhập khẩu rượu mạnh
Vào ngày 12/02/2020, nghị viện Châu Âu đã thông qua Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam và hiện tại đã được thi hành. Được biết, hiệp định này có rất nhiều nội dung, tuy nhiên đối với ai muốn kinh doanh nhập khẩu rượu mạnh hay là những người trong giới sành rượu, thì chúng ta nên cập nhật thông tin liên quan đến ngành bia rượu Việt Nam hiện tại là:
Được biết, sau khi hiệp định này đã được thành công thông qua thì người tiêu dùng các mặt hàng rượu sẽ hưởng lợi rất nhiều vì giá rượu nhập từ các nước Châu Âu sẽ giảm xuống một cách đáng kể. Những người có đam mê hoặc đang muốn kinh doanh rượu mạnh, rượu vang ngày càng có xu hướng tăng lên. Ngoài thuế nhập khẩu, thì đối với các mặt hàng rượu bia nói chung chắc chắn phải chịu thêm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, còn có thể phải chi trả thêm một số chi phí phát sinh như là: chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản lạnh và chi phí cơ hội.
Cụ thể chi tiết thuế nhập khẩu rượu mạnh Whisky vào Việt Nam hiện nay
Mã HS của rượu Whisky là 22083000. Nếu trước đây chúng ta có thuế giá trị gia tăng là 10%, thuế nhập khẩu thông thường là 67.5% và thuế nhập khẩu ưu đãi là 45%. Thì sau khi ký Hiệp định thương mại tự do, thì mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt rượu Whisky giữa Việt Nam với một số nước trên thế giới có sự thay đổi như sau:
Vậy là vuawhisky.vn đã cơ bản giải đáp cho tất cả những ai đang có nhu cầu tìm hiểu và thắc mắc về thuế nhập khẩu rượu mạnh. Hy vọng với những thông tin này của vuawhisky.vn sẽ giúp bạn có thêm một lượng kiến thức mới, cũng như trang bị thêm vững chắc cho sự nghiệp kinh doanh rượu của bạn.
Bộ Tài chính mới đây có tờ trình về dự thảo sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt gửi đến Chính phủ. Bộ này đề xuất đánh thuế với tất cả đồ uống có cồn, thực phẩm lên men từ trái cây, ngũ cốc, đồ uống pha chế từ cồn thực phẩm.
2 phương án được đưa ra, song Bộ nghiêng về phương án với rượu từ 20 độ trở lên được áp thuế 80% vào năm 2026, tăng dần lên 100% vào 2030; rượu dưới 20 độ chịu thuế 50%, sau đó tăng lên cao nhất 70%; bia các loại cũng tăng dần, từ 80% lên 100%.
Các phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia theo lộ trình Bộ Tài chính đưa ra. Đơn vị này nghiêng về phương án 2 (Ảnh chụp màn hình).
Bộ này ước tính chi phí trực tiếp cho tiêu dùng rượu, bia ở Việt Nam vào năm 2017 là 4 tỷ USD, gần bằng 7% số thu ngân sách của Nhà nước (chưa tính đến chi phí gián tiếp).
"Mặc dù mặt hàng bia và rượu đã được tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt theo lộ trình từ năm 2016-2018 tuy nhiên sức mua rượu, bia của người Việt Nam vẫn tăng do thu nhập tăng nhanh trong khi giá rượu, bia tăng rất chậm", Bộ nêu.
Mức thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định hiện hành với bia là 65%; rượu là 35-65%, tùy độ cồn dưới hay trên 20 độ. Đề xuất điều chỉnh lần này của Bộ Tài chính nhằm tăng giá bán thêm 10%, theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
"So với năm 2025, giá bán rượu, bia sẽ tăng 20% vào năm 2026. Các năm sau đó, giá các mặt hàng này sẽ thêm 2-3%, tùy theo lạm phát và tăng trưởng kinh tế", Bộ Tài chính cho biết.
Theo quy hoạch phát triển ngành bia, rượu, đồ uống Việt Nam, đến năm 2025, cả nước sản xuất khoảng 4,6 tỷ lít bia, 350 triệu lít rượu, 9,1 tỷ lít nước giải khát. Kim ngạch xuất khẩu đạt 600 triệu USD.
Bộ Tài chính cho rằng tiêu dùng rượu, bia nếu lạm dụng sẽ gây nhiều tác hại đến sức khỏe của người tiêu dùng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn giao thông. Đồ uống có cồn (rượu, bia) có tính chất gây nghiện, dễ dẫn đến lạm dụng.
Bộ Tài chính nêu: "Áp dụng thuế suất cao là cần thiết nhằm nâng cao nhận thức và hành động về tác hại do dùng nhiều rượu, bia. Việc áp thuế suất cao giúp giảm tiêu thụ, hạn chế lạm dụng sản phẩm này".
Tại dự thảo, Bộ cũng đề xuất tăng mức thuế với thuốc lá, gồm thuốc lá điếu, sợi, xì gà, thuốc lào hoặc các dạng khác. Trước mắt, thuế suất với thuốc lá sẽ được giữ ở 75% nhưng tùy mặt hàng sẽ được bổ sung mức thuế tuyệt đối tăng dần.Cụ thể, từ năm 2026 đến năm 2030, mức thuế tuyệt đối áp cho thuốc lá điếu sẽ tăng dần từ 5.000-10.000 đồng/bao, xì gà 50.000-100.000 đồng/điếu; các loại thuốc lá sợi, chế phẩm từ cây thuốc lá tăng 50.000-100.000 đồng mỗi 100gr/ml.
Theo Bộ Tài chính, quy định trên sẽ giúp giảm tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới từ 42,7% (năm 2022) về 38,6% vào năm 2030. Ngân sách thu với thuốc lá sẽ tăng gấp 2,2 lần so với năm 2022, lên 39.200 tỷ đồng vào năm 2030.
Theo dự kiến, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp vào tháng 5/2025.