Quần Đảo Lớn Nhất Việt Nam

Quần Đảo Lớn Nhất Việt Nam

Ngoài ra, nhiều ý kiến bạn đọc cũng đề nghị Tuổi Trẻ thông tin thêm về đảo Ba Bình để bạn đọc có đầy đủ thông tin về hòn đảo lớn nhất quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Việt Nam Cộng hòa và Philippines

Từ 1956 - 1975, quần đảo Trường Sa thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa sau khi tiếp thu từ Pháp quyền kiểm soát quần đảo Trường Sa. Năm 1963, Hải quân Việt Nam Cộng hòa đưa tàu ra dựng bia ở một số đảo, nhưng sau đó rút đi và không đồn trú lâu dài.

Năm 1970 Philippines đã tổ chức chiếm giữ đảo Song Tử Đông, đảo Thị Tứ, đảo Loại Ta và 4 đảo nữa. Theo như Đại tá về hưu hải quân Philippines Domingo Tucay Jr kể lại thì các đảo, bãi khi đó hoàn toàn hoang vắng, Philippines chiếm đóng dễ dàng. Chỉ khi tới đảo Song Tử Tây, họ mới thấy quân Việt Nam Cộng hòa đóng ở đây. Quân Philippines báo về sở chỉ huy, được chỉ thị cứ để mặc quân Việt Nam Cộng hòa. Lính Việt Nam Cộng hòa ở đảo Song Tử Tây cũng để yên để cho quân Philippines hành động. Sau chiến dịch, Philippines chiếm được 6 đảo nổi và bãi đá mà không cần phải nổ súng, trong đó Thị Tứ là đảo lớn thứ nhì, Bến Lạc (Đảo Dừa) là đảo lớn thứ ba, Song Tử Đông là đảo lớn thứ năm ở quần đảo Trường Sa. Philippines giữ các đảo và bãi này từ đó đến nay.

Sau vụ chiếm đóng, chính phủ Việt Nam Cộng hòa cũng không hề lên tiếng phản đối hoặc có động thái quân sự gì để đáp trả vụ chiếm đóng đó. Theo như lời Tucay kể lại, nhiều tháng sau khi Philippines chiếm đóng 7 đảo ở quần đảo Trường Sa, các nước khác mới biết vụ việc này[154][155].

Năm 1956, Đài Loan điều tàu đến đảo Ba Bình khi đó thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã không có hành động gì để phản đối. Nhân dịp lễ Song Thập 10/10 của Trung Hoa Dân Quốc (tức Đài Loan), Tổng thống Ngô Đình Diệm đã ra lệnh cho quân rút khỏi đảo Ba Bình là đảo lớn nhất tại quần đảo, Đài Loan giành quyền kiểm soát đảo mà không cần phải nổ súng.[cần dẫn nguồn]

Thời điểm quân đội Đài Loan thực sự tái chiếm đảo Ba Bình chưa rõ ràng, bởi có rất nhiều thông tin khác nhau về thời điểm Đài Loan điều tàu đến đảo Ba Bình vào năm 1956 (ngày 20 tháng 5, tháng 7, tháng 9 hoặc tháng 10[156]) và có nguồn tài liệu cho rằng từ năm 1971 thì Đài Loan mới thực sự đồn trú lâu dài trên đảo.[157][Ghi chú 15]

Ngày nay, đảo Ba Bình được Đài Loan biến thành một "pháo đài" với nhiều công sự phòng thủ kiên cố và có một đường băng cho phép máy bay vận tải C-130 Hercules lên xuống.[cần dẫn nguồn]

Quần Đảo Nam Du – Hướng dẫn du lịch Đảo Nam Du, Kiên Giang

Nếu du lịch Kiên Giang, bạn không nên bỏ qua Quần đảo Nam Du – một hòn đảo còn nguyên vẻ hoang sơ nhưng ẩn chứa nhiều điều kỳ thú và nguồn hải sản tươi ngon. Đảo Nam Du là quần đảo xinh đẹp bao gồm 21 hòn đảo lớn nhỏ nằm trong vịnh Thái Lan, trong đó Củ Tron là hòn lớn nhất, xa xa là hòn Dầu, hòn Ông, hòn Ngang, hòn Mấu… tạo thành một vùng non nước hữu tình. Đảo Nam Du nổi tiếng với bờ biển xanh, cát trắng cùng những rặng dừa, bãi đá vô cùng thu hút. Tên Nam Du nghĩa là đi về phương Nam. Mỗi hòn ở đây đều gắn với một truyền thuyết khá ly kỳ hấp dẫn, khiến bao du khách thêm tò mò muốn khám phá.

Vào bất cứ thời điểm nào bạn cũng có thể đi du lịch đảo Nam Du được cả. Tuy nhiên thời điểm đẹp nhất là vào khoảng từ tháng 12 cho đến tháng 5, thời gian này mặt biển khá tĩnh lặng, êm đềm, do vậy những bạn bị say sóng cũng sẽ giảm được nhiều khó chịu khi di chuyển bằng tàu.

Từ tháng 4 đến tháng 11, các bạn vẫn có thể đi du lịch Nam Du được. Tuy nhiên thời điểm này lại xuất hiện khá nhiều mưa bão, vì vậy bạn nên tham khảo dự báo thời tiết trước khi đi.

Đảo Nam Du cách Rạch Giá hơn 80km đường biển, thuộc 2 xã đảo là xã An Sơn và xã Nam Du, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. Để ra quần đảo Nam Du, bạn cần phải di chuyển đến Rạch Giá – Kiên Giang. Phương tiện di chuyển dễ nhất là xe khách tại bến xe miền Tây như: Phương Trang, Kumho Samco, Tuyết Hon, Diệu Giá… Bạn nên đi chuyến 23h để tới Rạch Giá lúc 6h sáng hôm sau.

Tiếp tục hành trình mua vé tàu cao tốc hoặc tàu thường để đi ra đảo. Hiện nay, mỗi ngày có 4 chuyến tàu từ TP Rạch Giá đến hòn Củ Tron -đảo lớn nhất trong quần đảo; cuối tuần thì có 6 chuyến. Tàu cao tốc di chuyển khoảng 2 tiếng, tàu thường mất 5 tiếng.

Tốt nhất là các bạn nên đặt trước vé để tránh trường hợp hết vé khi đến mua, làm gián đoạn cuộc hành trình.

Đảo Nam Du có một đường để chạy xe vòng quanh đảo tuyệt đẹp dẫn tới các bãi tắm. Các bạn có thể thuê xe ôm hay xe máy tại khách sạn để ha hồ vi vu đến những điểm mà mình yêu thích.

Để khám phá các hòn xung quanh Hòn Lớn và tham quan một số địa điểm đẹp, các bạn nên thuê thuyền để di chuyển. Trên đảo đang có một số cá nhân cho thuê thuyền (nếu không thuê được các bạn có thể ra thẳng bến tàu, tìm bất kỳ tàu cá nào của người dân, thống nhất giá cả và các địa điểm muốn đi).

Philippines và Malaysia, Việt Nam

Tháng 6 năm 1999, Philippines phản đối Malaysia chiếm bãi Thám Hiểm và đá Én Ca, hai thực thể mà Philippines gọi là Pawikan và Gabriela Silang. Đến tháng 10, nước này còn cho máy bay do thám bãi Thám Hiểm khiến Malaysia cũng chỉ thị máy bay bay theo. Tuy nhiên, không có đụng độ quân sự diễn ra.

Ngày 28 tháng 10 năm 1999, Philippines cáo buộc quân đội Việt Nam trên đá Tiên Nữ đã bắn vào máy bay của Philippines khi máy bay này bay thấp để nhìn rõ tòa nhà ba tầng của Việt Nam vào ngày 13 tháng 10.[184]

Những năm sau căng thẳng tại đá Vành Khăn, Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thỏa thuận đàm phán để đưa ra một bộ quy tắc ứng xử nhằm giảm căng thẳng tại các đảo tranh chấp. Ngày 5 tháng 3 năm 2002, một văn kiện chính trị đã ra đời để thể hiện mong ước giải quyết vấn đề chủ quyền "mà không sử dụng thêm nữa vũ lực". Ngày 4 tháng 11 năm 2002, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) được ký kết nhưng lại không mang tính ràng buộc về mặt pháp lý.[7][185] Năm 2005, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo là vào ngày 14 tháng 3, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) cùng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Công ty Dầu Quốc gia Philippines đã ký thỏa thuận thăm dò địa chất chung nhằm thi hành DOC 2002.[186]

Trong chuyến thăm Mỹ ngày 25/9/2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố với Tổng thống Mỹ Obama "Những hoạt động xây dựng mà Trung Quốc đang triển khai ở Nam Sa không nhằm vào hay làm ảnh hưởng bất kỳ quốc gia nào và Trung Quốc không có ý định theo đuổi hoạt động quân sự hóa".[187]

Danh sách thực thể bị chiếm đóng

Hiện Việt Nam chiếm đóng 21 thực thể địa lý gồm 9 đảo/cồn cát san hô là Đảo Song Tử Tây, Đảo Nam Yết, Đảo Sơn Ca, Đảo Sinh Tồn, Đảo Sinh Tồn Đông, Đảo Trường Sa, Đảo Trường Sa Đông, Đảo Phan Vinh, Đảo An Bang; cùng 12 bãi đá san hô là Đá Nam, Đá Lớn, Đá Núi Thị, Đá Cô Lin, Đá Len Đao, Đá Lát, Đá Tây, Đá Đông, Đá Núi Le, Đá Tốc Tan, Đá Tiên Nữ, Bãi Thuyền Chài.[1]

Philippines chiếm đóng 9 thực thể địa lý gồm 7 đảo/cồn cát san hô là Đảo Song Tử Đông, Đảo Thị Tứ, Đảo Bến Lạc, Đảo Loại Ta, Đảo Loại Ta Tây, Đảo Bình Nguyên, Đảo Vĩnh Viễn; cùng 2 bãi đá san hô là Đá Công Đo, Bãi Cỏ Mây.[1]

Trung Quốc chiếm đóng 7 bãi đá san hô: Đá Xu Bi, Đá Chữ Thập, Đá Ga Ven, Đá Gạc Ma, Đá Tư Nghĩa, Đá Châu Viên, Đá Vành Khăn.[1]

Malaysia chiếm đóng 5 bãi đá san hô: Đá Én Ca, Đá Hoa Lau, Đá Kỳ Vân, Đá Kiêu Ngựa, Bãi Thám Hiểm.[1]

Đài Loan chiếm đóng 1 đảo san hô là đảo Ba Bình.[1]