Phim Lính Đặc Nhiệm Mỹ

Phim Lính Đặc Nhiệm Mỹ

Cảnh sát đặc nhiệm (tiếng Anh: Courage, Loyalty, Integrity, Fairness (viết tắt C.L.I.F.); tiếng Trung: 警徽天職) là phần 1 của loạt phim truyền hình về thủ tục cảnh sát C.L.I.F do Mediacorp sản xuất năm 2011 với sự hợp tác của Lực lượng Cảnh sát Singapore.[1] Phim gồm 20 tập với sự tham gia của các diễn viên chính Trịnh Bân Huy, Thích Ngọc Vũ, Bạch Vi Tú, Đồng Băng Ngọc, Huỳnh Tuấn Hùng và Lý Mỹ Linh cùng đông đảo dàn diễn viên phụ phát sóng từ ngày 31 tháng 5 đến ngày 27 tháng 6 năm 2011 trên Channel 8.[2]

Balo kiểu quân đội dành cho kẻ cá tính

Khi nhắc đến balo quân đội (hay còn được gọi là balo lính Mỹ) thì mọi người chắc chắn sẽ nghĩ ngay đến sự mạnh mẽ và cá tính. Với xu hướng thiết kế mang phong cách military (thời trang quân đội) được giới trẻ ưa chuộng, mục đích mang đến vẻ ngoài bụi bặm, và thể hiện cá tính mạnh mẽ như quân đội cho người sử dụng.

Cá tính và bụi bặm với balo lính.

Ngày xưa, balo lính Mỹ chỉ được sử dụng trong quân đội phục vụ riêng cho mục đích quân sự, như mang vác vũ khí, ngụy trang, di chuyển linh hoạt trong địa hình phức tạp.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại thì thị trường luôn thay đổi liên tục đã xuất hiện rất nhiều balo kiểu quân đội để có thể đáp ứng đủ các yêu cầu thời trang và tính năng tiện dụng cho các bạn trẻ có phong cách bụi bặm, cá tính.

Điểm đặc biệt nhận dạng đó là họa tiết Military Mỹ (rằn rì) vô cùng cá tính, màu sắc tập trung chủ yếu ở các bảng màu thiên nhiên đất cát, tạo nên cảm giác bụi bặm, phóng khoáng cho người sử dụng.

Balo được thiết kế nhiều ngăn tiện dụng, lót trong êm ái, chất liệu vải trượt nước dày dặn dễ dàng thích nghi với các điều kiện thời tiết, bạn cũng có thể sử dụng nó như một chiếc balo laptop.

Sản xuất từ vải chống thấm cao cấp nên cũng dễ dàng tránh được tính trạng nấm mốc khi gặp ẩm ướt.

Balo lính Mỹ mang lại độ bền chắc cao.

Có rất nhiều người thắc mắc rằng Balo quân đội có chống được nước hay không?

Địa chỉ bán balo quân đội (balo lính) giá rẻ tại TPHCM?

Shop Vietnamoutdoor sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho những bạn đang có ý định muốn mua balo quân đội.

Nếu quý khách không có điều kiện đến shop đều có thể mua online qua website: vietnamoutdoor.com hoặc inb đặt hàng trên fanpage: Backpack and Bag made in Vietnam.

Chúng tôi có dịch vụ ship hàng toàn quốc, với chính sách hậu mãi uy tín và chất lượng, khách hàng có thể an tâm đặt hàng ngay hôm nay!!

326 Võ Văn Kiệt, Q.1, Hồ Chí Minh.

Hotline: 0981.814.022 (Zalo/ Viber/ Line/ Wechat).

Facebook:Backpack and Bag made in Vietnam.

Tôi về thôn Hòa Bình, xã Quảng Hưng, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình), gặp Anh hùng LLVTND Trịnh Xuân Bảng, người chiến sĩ đặc công từng nổi tiếng với những trận đánh đã trở thành nỗi khiếp sợ của kẻ thù, để nghe ông kể lại kỉ niệm của những ngày chiến đấu bên nách địch. Ở tuổi bát tuần, lại mang nhiều căn bệnh nhưng trông ông còn khá săn chắc. Và những kỉ niệm về một thời hào hùng ấy vẫn mạch lạc trong kí ức của ông.

Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm gia đình ông Trịnh Xuân Bảng (tháng 01/2008)

Sinh năm 1942, do phấn đấu tốt, tháng 4/1964 Trịnh Xuân Bảng được kết nạp vào Đảng. Tháng 5/1965 ông nhập ngũ và được tuyển vào đơn vị đặc công nước, Quân chủng Hải quân. Một năm huấn luyện trên những luồng lạch, bãi lầy từ Quảng Ninh đến Hải Phòng đã tạo cho ông bản lĩnh người chiến sĩ đặc công chính hiệu. Ông được biên chế vào C2 - Đoàn 126 và nhận lệnh vào Nam chiến đấu. Suốt 10 tháng luồn rừng, vượt núi, đơn vị đến Nhơn Trạch (Đồng Nai) bổ sung vào đội hình Trung đoàn Đặc công số 10, bám trụ chiến khu Rừng Sác cách Sài Gòn 30km để tìm cơ hội thọc sâu, áp sát tiến công các kho tàng, bến cảng, tàu, sà lan, khống chế sự lưu thông của địch từ Sài Gòn ra biển và ngược lại.

“Muốn bám trụ để làm tròn nhiệm vụ, người chiến sĩ đặc công phải có ý chí và thần kinh thép. Bởi nhiệm vụ nặng nề, sống chết kề cận, người lính phải đối mặt với đói và khát. Dưới sông cá sấu hung dữ, trên trời máy bay địch quần thảo, trút bom đạn và chất độc hoá học xuống đêm ngày.” Ông kể.

Hơn 7 năm ở Rừng Sác, ông đã có nhiều mưu trí, dũng cảm cùng đồng đội lấy vũ khí địch để đánh địch, phá hủy, đốt cháy nhiều kho tàng, bến bãi, đánh chìm và cháy hàng trăm tàu lớn nhỏ của địch, có nhiều tàu từ 5.000 tấn trở lên, trong đó có tàu chở dầu hơn 15.000 tấn. Quanh những tàu này, hàng trung đội lính cảnh giới, hàng chục tàu nhỏ và người nhái bảo vệ nhưng tất cả đều vô hiệu trước mưu trí thao lược và lòng dũng cảm của ông và đồng đội. Vừa có mặt trong nhiều trận đánh của đơn vị, ông vừa trực tiếp tham gia đánh chìm 4 tàu lớn của địch từ 12.000 đến 15.000 tấn, trở thành người đầu tiên của trung đoàn được tuyên dương Anh hùng LLVTND năm 1969. Ông nói tiếp:

“Đánh tàu lớn phải cần mìn lớn. Bom Mĩ thả xuống nhiều quả bị câm, ta đào lên tháo hạt nổ, đặt kíp hẹn giờ vào là ổn! Nhưng làm sao để đưa tới vị trí? Không thể kéo trượt quả bom dưới đáy sông, anh em tìm vật liệu nổi nâng lên lưng chừng rồi vừa bơi vừa dìu đi.”

Cay cú vì thất bại, địch điên cuồng bố ráp, hòng “lột da” Rừng Sác. Nhất là sau Tết Mậu Thân 1968, địch tập trung phong tỏa, chốt chặn đường tiếp tế, hòng đẩy quân ta ra khỏi vành đai Sài Gòn. Đại đội ông được giao nhiệm vụ, phải tạo bằng được vụ nổ tại căn cứ địch ở Nhà Bè, gây tổn thất cho địch, đáp ứng mong đợi của nhân dân. Ông Bảng xung phong đưa công binh đi đào một quả bom câm của Mĩ chừng 500kg, hì hục làm mìn hẹn giờ và xin được chọn thêm hai đồng chí. Một đêm tối trời, Tổ trưởng Trịnh Xuân Bảng cùng hai chiến sĩ là Trần Dần quê Hà Tĩnh và Nguyễn Chất Xê quê Thái Bình lên đường dưới ánh đèn pha quét ngang dọc của tàu tuần tiễu địch. Sau hơn 7 tiếng đồng hồ, 3 người đã dìu khối thuốc nổ đến mục tiêu, cài đặt xong vừa 2 giờ sáng. Khi toàn tổ rút ra được một giờ, đang dập dờn trên sông thì một tiếng nổ vang trời, con tàu chở 1,5 vạn tấn dầu của địch bốc cháy và chìm dần. Sức công phá của khối thuốc đã dạt các ông mỗi người ra một nơi, sau 5 ngày mới tìm được nhau trở về căn cứ... Trước khi ra Bắc nhận nhiệm vụ mới, ông còn giúp bạn Campuchia đánh một tàu chở 5.000 tấn vũ khí tiếp tế cho quân Pôn-pốt neo tại vịnh Xi-ha-núc-vin.

Gần 23 năm trong quân đội, vừa nhiễm chất độc hóa học, vừa là thương binh 32% sức khoẻ, năm 1987 ông nghỉ hưu với quân hàm trung tá. Về quê chưa kịp ổn định, ông lại được bầu làm bí thư chi bộ. Trên trận tuyến mới, ông trăn trở nghĩ cách thoát nghèo cho bà con. Sau bao đêm trằn trọc, người anh hùng Rừng Sác năm nào đã quyết định bắt thăm phân chia lại đất đai, nhờ đó ruộng gia đình nào cũng có phần tốt, xấu, nhà nhà phấn khởi tích cực tăng gia sản xuất, chăn nuôi, cải thiện đời sống. Dù đã trên dưới 80, vợ chồng ông vẫn tất bật với 7ha bạch đàn trên núi và mấy ruộng rau quanh nhà. Mặc dù có một con trai và một cháu nội bị phơi nhiễm chất độc da cam đi-ô-xin, bản thân đã qua nhiều trận ốm chết đi sống lại, ông vẫn duy trì sinh hoạt Đảng, sinh hoạt các đoàn thể và coi đó là một nhu cầu tinh thần. Vừa tham mưu cho địa phương nhiều sáng kiến hay, ông vừa vận động gia đình, con cháu, thôn xóm tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Chân dung Anh hùng LLVTND Trịnh Xuân Bảng

Căn nhà ông có nhiều khung hình được treo đặt nghiêm cẩn nhưng với ông tự hào nhất là bức hình nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết về thăm gia đình ông tháng 01/2008 cùng chuyến thăm và chúc Tết sớm cán bộ, chiến sĩ, các đối tượng chính sách và nhân dân các tỉnh miền Trung. Tại đây Chủ tịch nước đã có câu nói đầy xúc động: “Tôi nghĩ, tất cả đặc công Rừng Sác đều xứng đáng là anh hùng.” Rồi khoác vai ông Trịnh Xuân Bảng, Chủ tịch nước cùng chụp với mọi người bức hình kỉ niệm. Với ông Bảng đó là ngày hạnh phúc nhất, hơn 10 năm qua ở cái tuổi gần đất xa trời ấy, ông luôn ghi nhớ câu nói lúc chia tay của Chủ tịch nước: “Đã là đặc công Rừng Sác thì không có thử thách nào là không thể vượt qua.” Ông tự nhủ mình phải cùng các cựu chiến binh, giúp con cháu hiểu về ông, cha, ra sức rèn luyện và cống hiến cho đất nước. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, ông mộc mạc:

“Học Bác chủ yếu là để làm người công dân tốt, đảng viên tốt, hội viên tốt.”

Tâm sự của người chiến sĩ đặc công anh hùng thật thấm thía, sâu sắc. Nhưng hơn thế là những bài học về cuộc sống ở ông. Ông sống bình dị hơn cả những người bình thường. Mỗi lần có công việc đến công sở, ông vẫn ngồi đợi tới lúc được gọi tên như bao người khác, mà không hề tỏ ra nôn nóng. Được Đảng, Nhà nước và Quân đội tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương và các danh hiệu khác, song ông chỉ nâng niu, cất giữ mà chưa từng đeo, vì vậy, những tấm ảnh của ông từ trước đến nay chưa có tấm Huân, Huy chương nào gắn lên ngực áo. Cảm phục người anh hùng, tôi đã xin phép giúp ông đeo những phần thưởng cao quý đó lên quân phục, rồi tự mình chụp ảnh tặng ông. Hơn năm sau, trong đại dịch Covid-19, tấm ảnh trên đã được dùng làm di ảnh, khi ông ra đi về cõi vĩnh hằng.