Phiên âm Hán Việt của chữ Hán 日月 (日 là nhật, “Mặt Trời” và 月 là nguyệt, “Mặt Trăng”).
Hồ Nhật Nguyệt Formosan Aboriginal Culture Village
Kế bên hồ Nhật Nguyệt chính là Làng Văn hóa Cửu tộc Formosan Aboriginal Culture Village. Nói là cửu tộc nhưng thực tế khu làng này là nơi hội tụ đầy đủ các tư liệu về văn hóa cũng như các hoạt động sinh hoạt truyền thống của 14 dân tộc bản địa xứ Đài từ thời cổ xưa. Đi bộ trên con đường mòn dọc theo ngôi làng, du khách sẽ được ngắm nhìn những ngôi nhà xây bằng vách đá hay gỗ vẫn còn được bảo tồn và giữ nguyên kiến trúc truyền thống xa xưa. Đặc biệt, trong khuôn viên của khu làng còn có một khu công viên giải trí vô cùng hiện đại với tàu lượn siêu tốc, UFO rơi tự do hay những vườn hoa châu Âu rực rỡ sắc màu.
Để vào khu Formosan Aboriginal Culture Village du khách sẽ phải mua vé. Mức giá vé có hơi cao một chút, khoảng 780 NTD (khoảng gần 600.000 VNĐ), vé này có bao gồm cả vé cáp treo.
Thực tế đền Văn Võ (Wenwu) là một quần thể gồm hai đền Longfeng (nơi thờ Khổng Tử) và Yihua (nơi thờ Quan Công). Ngôi đền này được xây dựng tại vị trí eo thắt của dãy núi phía Bắc Nhật Nguyệt Đàm với 3 khu: khu điện trước, khu điện giữa và khu điện sau. Các công trình của đền Văn Võ đều được sơn phủ toàn bộ với tông màu vàng đỏ vô cùng nổi bật cùng với lối kiến trúc đặc trưng của văn hóa Trung Hoa. Theo người dân Đài Loan đây chính là biểu tượng linh thiêng về quyền năng không giới hạn.
Đền Văn Võ nằm về phía Bắc của hồ Nhật Nguyệt
Ngọn tháp Từ Ân có chiều cao 46 m và được xây dựng theo lối kiến trúc Phật giáo phương Đông. Người xây dựng tháp này là Đức khai quốc công thần Tưởng Giới Thạch với mục đích để tưởng nhớ và đền đáp công ơn người mẹ đã khuất của ông là bà Vương Ngọc Thái. Tháp Từ Ân độc đáo với kiểu thiết kế hình thang xoắn ốc từ dưới lên đỉnh. Đặc biệt đứng từ đỉnh tháp, du khách sẽ được mãn nhãn với toàn cảnh Hồ Nhật Nguyệt nên thơ và trữ tình.
Sở dĩ hồ Nhật Nguyệt được biết đến là một thắng cảnh sơn thủy hữu tình bởi trên núi sẽ có hồ và trên hồ sẽ có đảo. Đảo Lalu chính là khu trung tâm bảo tồn văn hóa của 10 dân tộc thiểu số vùng núi Đài Loan. Đứng từ đảo Lalu du khách hãy phóng tầm mắt để nhìn về hướng đông và tây của hồ Nhật Nguyệt để thấy được hình dáng trăng khuyết và mặt trời của hồ.
Hồ Nhật Nguyệt được bao bọc bốn bề là núi rừng trùng điệp
Với nét đẹp bình yên và quyến rũ của mình Hồ Nhật Nguyệt chắc chắn sẽ là một trong những trải nghiệm thú vị dành cho du khách khi du lịch Đài Loan. Chính vì thế bạn đừng bỏ lỡ cơ hội được khám phá thắng cảnh nổi tiếng này khi có dịp đến xứ Đài nhé!
Mệnh an tại Sửu, Mùi có Nhật-Nguyệt đồng thủ, mặc dù không phải là những vị trí miếu vượng của Nhật-Nguyệt nhưng cũng là người khá thông minh vì đó là bản chất thuần túy của vầng Nhật-Nguyệt. Tuy nhiên vì hai nguồn ánh sáng nằm cùng với nhau cho nên Nhật-Nguyệt tự che lấy ánh sáng của nhau.
Nhật là Thái Dương, là mặt trời. Nguyệt là Thái Âm, là mặt trăng. Hai vầng Nhật Nguyệt là 2 trong 14 chính tinh của khoa Tử Vi. Những đặc tính của Nhật Nguyệt rất thực tế. Mặt trời là nguồn năng lượng lớn nhất đối với quả đất của chúng ta cho nên người có Thái Dương thủ Mệnh là người rất năng động. Dù nam hay nữ tính tình cũng có phần nóng nảy.
Từ cổ chí kim mặt trăng luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho các thi nhân cho nên người có Thái Âm thủ Mệnh thường mang tính đa sầu, đa cảm. Chúng ta sẽ đi vào chi tiết hơn bản chất của mỗi sao trước khi có cái nhìn khái quát về mẫu người Nhật Nguyệt Đồng Lâm.
Thái Dương thuộc nam đẩu tinh, hành Hỏa, miếu địa ở Tỵ, Ngọ tức là mặt trời vào lúc giữa trưa, và vượng địa ở Dần, Mão, tức là mặt trời lúc bình minh. Ở 4 vị trí trên, Thái Dương chủ về sự thông minh, lòng nhân đức, tài lộc và uy quyền. Thái Dương rất hợp với người Dương Nam, Dương Nữ, và những người sinh vào ban ngày.
Thái Âm thuộc bắc đẩu tinh, hành Thủy, miếu địa ở Dậu, Tuất, Hợi, là lúc mặt trăng tỏa sáng nửa đêm, vượng địa ở hai cung Thân (lúc trăng mới mọc), và Tí (lúc trăng sắp tàn) Ở những vị trí miếu vượng, Thái Âm là sự nhân từ, tánh đa sầu, đa cảm và lãng mạn, có khiếu về văn chương, nghệ thuật. Đồng thời Thái âm cũng chủ sự giàu có về điền sản như nhà cửa, đất đai…Thái Âm đặc biệt phò trì cho người Âm Nam, Âm Nữ, những người mạng Mộc, Thủy, và người sinh vào ban đêm, nhất là sinh vào những đêm trăng tròn 15, 16 thì càng tuyệt hảo.
Trong cơ thể, Nhật Nguyệt tượng trưng cho đôi mắt. Trong gia đình, Thái Dương là ông, là cha, là chồng, Thái Âm là bà, là Mẹ, là vợ…Điều này rất rõ khi cung hạn có Nhật hay Nguyệt tọa thủ thì những gì xảy ra trong hạn đó không những là cho chính bản thân của mình mà còn nói lên những sự việc xảy ra cho chồng, cho vợ, cha mẹ, ông bà của đương số nữa. Sự biểu tượng này cũng nói lên tình cảm hay sự gần gũi mật thiết trong cuộc sống giữa người con đối với cha hay mẹ. Chẳng hạn, khi chúng ta thấy lá số của một người có Thái Dương thủ Mệnh thì người này chịu ảnh hưởng tánh tình của cha nhiều hơn, có thể sẽ nối nghiệp cha, hoặc có thể vì hoàn cảnh, đương số sẽ sống gần gũi và hợp với cha nhiều hơn là với mẹ.
Khi nói đến hai sao Nhật Nguyệt, khoa Tử Vi có một nguyên tắc mà chúng ta thường nghe là: “Chính bất như chiếu” nghĩa là: Nhật Nguyệt chiếu Mệnh tốt hơn thủ Mệnh. Điều này nghĩ cũng hợp lý, rất thực tế. Chẳng hạn như chúng ta đặt một ngọn đèn ngay trước mặt mà đọc sách thì ánh sáng chiếu trực tiếp vào mắt sẽ làm cho mắt bị chói và mau mỏi mệt hơn là để ngọn đèn chiếu lên chụp đèn, hay chiếu vào tường rồi phản chiếu vào trang sách.
Chúng ta sẽ thấy rõ ràng hơn khi đi sâu vào trường hợp Nhật Nguyệt đồng cung. Trong 12 cung của lá số, bộ Nhật Nguyệt chỉ đồng cung ở hai vị trí Sửu, Mùi tạo nên một mẫu người khá đặc biệt gọi là mẫu người Nhật Nguyệt Đồng Lâm.
Nhật Nguyệt Đồng Lâm cũng giống như hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực. Nghĩa là trong một khoảng thời gian nào đó, mặt trời, mặt trăng, và trái đất cùng ở một đường thẳng. Như chúng ta đã thấy, khi Nhật Thực hay Nguyệt Thực thì mặt trăng che mặt trời hoặc mặt trời che mặt trăng, cho nên ánh sáng mờ mờ ảo ảo, ngày chẳng ra ngày, đêm cũng không giống đêm. Đó chính là nét đặc thù đầu tiên của mẫu người Nhật Nguyệt Đồng Lâm.
“Những người bất hiển công danh
Cũng bởi Nhật Nguyệt đồng tranh Sửu Mùi.”
Ý nghĩa thật quá rõ ràng: Những người có Mệnh an tại Sửu/Mùi, có Nhật Nguyệt tọa thủ thì một đời công danh cũng như sự nghiệp khó lòng được như ý. Ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt mà chúng ta sẽ bàn đến sau.
Mệnh an tại Sửu/Mùi có Nhật-Nguyệt đồng thủ, mặc dù không phải là những vị trí miếu vượng của Nhật-Nguyệt nhưng cũng là người khá thông minh vì đó là bản chất thuần túy của vầng Nhật-Nguyệt. Tuy nhiên vì hai nguồn ánh sáng nằm cùng với nhau cho nên Nhật-Nguyệt tự che lấy ánh sáng của nhau như đã nói ở trên. Vì vậy người Nhật Nguyệt Đồng Lâm có trí nhớ kém và thường hay có những quyết định lầm lẫn, mãi cho đến khi việc đã xong, quay mình nhìn lại thì mới thấy ân hận tại sao lúc đó mình làm như vậy. Nhật-Nguyệt là biểu tượng của ngày và đêm, và cũng là biểu tượng của Âm và Dương trong vũ trụ cho nên người có Nhật Nguyệt thủ hay chiếu Mệnh thường có năng khiếu về ngành điện tử, điện toán, vi tính v.v…
Nhật - Nguyệt đồng cung cũng như Nhật Thực, Nguyệt Thực là khoảng thời gian mà ánh sáng và bóng tối hòa lẫn với nhau, trắng đen lẫn lộn, và như chúng ta thường gọi là lúc tranh tối tranh sáng. Bởi thế, người Nhật Nguyệt Đồng Lâm thần kinh dễ bị suy yếu, hay bị những chứng nhức đầu kinh niên, căng thẳng thần kinh, dễ bị xúc động, và chắc chắn một điều là hai mắt kém, có nhiều bệnh tật khi còn bé.
Riêng đối với phái nữ, người Nhật Nguyệt Đồng Lâm mỗi lần có kinh nguyệt thường bị đau bụng dữ dội hơn những người khác. Và họ thường hay bị những chứng bệnh mà đông y gọi là bệnh khí huyết.
Nếu nói như vậy, Mệnh có Nhật-Nguyệt đồng thủ tại Sửu/Mùi thì đây không phải là một cách tốt, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt như sau:
1. Mệnh có Nhật Nguyệt tọa thủ tại Sửu/Mùi mà có Tuần án ngữ, và được các văn tinh như Xương Khúc, Khôi Việt, Quang Quí, Thai Tọa, Đào Hồng Hỷ hội hợp thì trở nên tốt. Đây là số của những nhà văn, nhà thơ, nhà báo, những người làm ngành truyền thông, hay là giới văn nghệ sĩ danh tiếng và có địa vị trong giới văn chương, nghệ thuật.
2. Mệnh có Nhật Nguyệt đồng thủ tại Sửu Mùi, có Hóa Khoa, Hóa Lộc đồng cung hay xung chiếu, hay hợp chiếu thì lại trở nên tốt đẹp. Công danh sự nghiệp vững vàng, có quyền cao chức trọng trong xã hội.
Tóm lại, ngoài hai trường hợp vừa nêu trên, Nhật Nguyệt Đồng Lâm ở Sửu/Mùi thì cuộc đời cũng được cơm no áo ấm nhưng đây là mẫu người bất đắc chí, có khả năng mà không gặp được thời vận điển hình như nhà thơ Tú Xương ngày trước.
Cũng là Nhật-Nguyệt đồng cung, nhưng đúng với nguyên tắc căn bản mà chúng ta đề cập ở trên “Nhật Nguyệt chiếu Mệnh tốt hơn thủ Mệnh” Như vậy nếu Mệnh an ở Sửu được Nhật Nguyệt đồng cung ở Mùi xung chiếu thì chắc chắn tốt hơn Nhật-Nguyệt tọa thủ tại Mệnh. Và phú Tử Vi cũng khẳng định điều này: “Nhật Nguyệt đồng Mùi, Mệnh an Sửu, hầu bá chi tài.” Trong trường hợp này nếu Mệnh có Tuần án ngữ để giữ ánh sáng của Nhật-Nguyệt, và có Hóa Kỵ thủ Mệnh như vầng mây ngũ sắc làm tăng thêm độ sáng cho Nhật-Nguyệt. Được cách này, công danh phú quý càng rực rỡ và bền vững hơn.
Như vậy, khi nói đến mẫu người Nhật Nguyệt Đồng Lâm, chúng ta phải phân biệt 2 trường hợp. Nếu Nhật-Nguyệt đồng thủ Mệnh thì cuộc đời được mô tả khái quát như câu:“Những người bất hiển công danh, cũng vì Nhật-Nguyệt đồng tranh Sửu Mùi”; nếu Nhật-Nguyệt đồng cung xung chiếu Mệnh thì công danh sự nghiệp chắc chắn sẽ trong tầm tay.
Nhưng cho dù ở trường hợp nào thì mẫu người Nhật Nguyệt Đồng Lâm giống nhau ở chỗ mắt yếu, nhức đầu kinh niên, thần kinh dễ rối loạn, trí nhớ kém, phái nữ thường bị đau bụng dữ dội khi hành kinh. Năng khiếu nổi bật nhất của họ là văn chương và nghệ thuật.