Hiện nay, người lao động, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hay các doanh nghiệp khác… có nhu cầu vay vốn để tạo, duy trì và mở rộng việc làm đều có thể vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất ưu đãi. Khi muốn may vốn để giải quyết việc làm cần chuẩn bị một mẫu đơn vay vốn giải quyết việc làm chuẩn pháp lý. Dưới đây LSX cung cấp cho bạn đọc về mẫu đơn này, mời bạn cùng tham khảo nhé
Hồ sơ vay vốn giải quyết việc làm gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ vay vốn giải quyết việc làm bao gồm các giấy tờ cần thiết để nộp cho chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội tại địa phương nhằm đề nghị ngân hàng có thể hỗ trợ vay vốn. Căn cứ khoản 2 Điều 28 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019
Đồng thời, giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cư trú hợp pháp thay bằng giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nơi thực hiện dự án.
Tóm lại, từ ngày 01/01/2023 hồ sơ vay vốn của người lao động chỉ cần giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nơi thực hiện dự án theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Nghị Định 104/2022/NĐ-CP.
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn vay vốn giải quyết việc làm“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Căn cứ Điều 24 Nghị định 61/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 74/2019/NĐ-CP) quy định về mức vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm như sau:Mức vayĐối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.Đối với người lao động, mức vay tối đa là 100 triệu đồng.Mức vay cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn.Theo đó người lao động được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm tối đa 100 triệu đồng.
Căn cứ Điều 26 Nghị định 61/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 74/2019/NĐ-CP) quy định như sau:Lãi suất vay vốnĐối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật việc làm, lãi suất vay vốn bằng lãi suất vay vốn đối với hộ cận nghèo theo quy định pháp luật về tín dụng đối với hộ cận nghèo.Đối với đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 12 Luật Việc làm, lãi suất vay vốn bằng 50% lãi suất theo quy định tại Khoản 1 Điều này.Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất vay vốn theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.Theo đó, lãi suất vay vốn bằng lãi suất vay vốn đối với hộ cận nghèo theo quy định của pháp luật về tín dụng đối với hộ cận nghèo.Đối với người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật, lãi suất vay vốn bằng 50% lãi suất vay vốn đối với hộ cận nghèo theo quy định của pháp luật về tín dụng đối với hộ cận nghèo.Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất vay vốn.
Đối tượng sử dụng mẫu đơn vay vốn giải quyết việc làm là ai?
Khi gặp khó khăn không thể duy trì việc làm cho người lao động thì có thể vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội để có thể tiếp tục duy trì kinh doanh. Pháp luật hiện hành có quy định cụ thể về các đối tượng được phép vay vốn giải quyết việc là, tại Điều 23 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Ngoài người lao động, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh thuộc các trường hợp dưới đây cũng được vay vốn:
Hiệu quả từ nguồn vốn vay giải quyết việc làm
Chương trình cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm là hoạt động tín dụng chính sách có ý nghĩa quan trọng đã và đang được hệ thống ngân hàng chính sách xã hội (CSXH) trên địa bàn tỉnh triển khai hiệu quả; giúp hàng nghìn hộ dân có việc làm, nâng cao mức thu nhập, góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
Mô hình trang trại chăn nuôi quy mô trên 1 vạn con gà của gia đình anh Nguyễn Văn Giang, ở xã Định Hải (Yên Định).
Thành lập từ năm 1992, Quỹ quốc gia về việc làm là nguồn tín dụng ưu đãi đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ, hộ gia đình. Từ năm 2016 đến cuối năm 2019, hoạt động cho vay từ quỹ được thực hiện theo quy định tại Luật Việc làm, Nghị định 61/2015/NĐ-CP ngày 9/7/2015 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn. Đến ngày 23/9/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 74/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 61, nâng mức vay ưu đãi với doanh nghiệp vừa và nhỏ, HTX, hộ kinh doanh và người lao động. Theo đó, mức vay được nâng lên tối đa 100 triệu đồng đối với người lao động (trước đây là 50 triệu đồng); đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sẽ được vay tối đa 2 tỷ đồng/dự án (trước đây là 1 tỷ đồng/dự án). Thời hạn cho vay nâng lên tối đa 120 tháng (trước đây là 60 tháng). Lãi suất vay vốn bằng lãi suất vay vốn đối với hộ cận nghèo theo quy định của pháp luật về tín dụng đối với hộ cận nghèo. Sự điều chỉnh này góp phần tăng cơ hội tiếp cận và hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay của người dân.
Được ủy thác qua kênh đoàn thanh niên, gia đình anh Nguyễn Văn Giang, ở xã Định Hải (Yên Định) được vay 100 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH huyện Yên Định mà không cần thế chấp tài sản. Cùng với nguồn vốn của gia đình, anh Giang đã xây dựng được trang trại với quy mô hơn 1 vạn con gà, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. "Trước đây gia đình tôi chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ, số lượng gà không vượt quá trăm con. Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, gia đình tôi được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm để lập nghiệp; giờ đây điều kiện kinh tế của gia đình đã được cải thiện đáng kể. Thời gian tới, tôi mong muốn ngân hàng CSXH nâng hạn mức cho vay và gia hạn thêm thời gian vay để chúng tôi có điều kiện tiếp tục duy trì và mở rộng sản xuất" - anh Giang cho biết.
Năm 2022, gia đình anh Lê Văn Đức, xã Thạch Định (Thạch Thành) được vay vốn 70 triệu đồng từ nguồn vốn theo Nghị định 74 của Chính phủ từ Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Thạch Thành. Từ nguồn vốn vay, gia đình anh Đức đầu tư phát triển chăn nuôi bò đem lại thu nhập cao. Hiện nay, trang trại của anh có gần chục con bò đang trong thời kỳ sinh sản. Nhờ chịu khó tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi qua sách báo và mạng internet nên đến nay đàn bò của gia đình anh sinh sản, phát triển tốt. Anh Đức chia sẻ: “Tôi muốn xây dựng trang trại chăn nuôi kết hợp trồng trọt trên diện tích đất sẵn có của gia đình. Nhờ có nguồn vốn vay tạo việc làm, tôi đã làm trang trại, cộng với số tiền dành dụm tôi đã mua con giống để nuôi. Hiện tại, 2 vợ chồng tôi đã có được việc làm ổn định, tôi mong muốn tiếp tục mở rộng quy mô trang trại trong thời gian tới để cải thiện thu nhập cho gia đình”.
Theo số liệu thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), từ đầu năm 2023 đến nay, toàn tỉnh đã phối hợp thực hiện hỗ trợ đối với trên 5.700 dự án vay vốn giải quyết việc làm giúp tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho trên 6.000 lao động. Để quản lý chặt chẽ và phát huy hiệu quả sử dụng nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm, những năm qua, Ngân hàng CSXH tỉnh đã phối hợp với Sở LĐ-TB&XH, các tổ chức, đoàn thể, các địa phương đã chủ động trong công tác điều hành, quản lý nguồn vốn cho vay theo phân cấp, đầu tư cho các chương trình, dự án sử dụng nhiều lao động, cho vay giải quyết việc làm hộ, nhóm hộ... Bên cạnh đó, tổ chức tập huấn nghiệp vụ xây dựng, thẩm định và quản lý nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm cho cán bộ các cấp; tăng cường công tác tuyên truyền đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có sử dụng nhiều lao động và kinh tế trang trại nhằm kích cầu vay vốn. Đồng thời, hướng dẫn xây dựng dự án, thẩm định, quản lý và điều hành cho vay vốn của Quỹ quốc gia về việc làm tại các huyện, thành phố để đẩy nhanh tiến độ giải ngân nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn... Nhờ đó, cơ chế quản lý, điều hành vốn tín dụng của Quỹ quốc gia giải quyết việc làm được thực hiện chặt chẽ ngay từ cơ sở. Các thôn, xóm, tổ dân phố tổ chức họp dân bình xét đối tượng vay vốn. Trong suốt quá trình quản lý vốn vay, đều có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp tại địa phương. Việc thu hồi vốn và lãi tín dụng được thực hiện tại các điểm giao dịch xã, phường, thị trấn, tạo điều kiện cho người vay vốn tiết kiệm chi phí đi lại. Định kỳ hằng tháng, hằng quý các huyện, thành phố kiểm tra tình hình vốn cho vay, từ đó có phương án đẩy mạnh lập dự án, giải ngân cho vay vốn, hạn chế tình trạng ứ đọng vốn trong thời gian dài, đồng thời, tăng cường công tác thu hồi nợ đến hạn, đẩy nhanh quay vòng vốn vay để tạo thêm nhiều cơ hội cho người lao động có nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm.
Cùng với việc tạo điều kiện vay vốn từ chương trình cho vay giải quyết việc làm, các huyện, thành phố triển khai hiệu quả các chương trình hỗ trợ đào tạo nghề, giáo dục định hướng, xuất khẩu lao động, tư vấn giới thiệu việc làm, mở các phiên giao dịch việc làm, tạo cơ hội việc làm, cung cấp kiến thức, thông tin về thị trường, tư vấn chọn nghề, cách làm ăn giúp người lao động sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích, hiệu quả, tự tạo việc làm, nâng cao thu nhập. Qua kiểm tra, đánh giá, 100% số hộ vay vốn đều sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Việc thu nợ, thu lãi đều được thực hiện đầy đủ vào những ngày cố định trong tháng.
Nguồn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm đã góp phần tạo nhiều việc làm ổn định, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người lao động, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến công tác an sinh xã hội. Để tiếp tục phát huy hiệu quả sử dụng nguồn vốn, Ngân hàng CSXH sẽ đẩy mạnh công tác cho vay vốn, thu hồi nợ; đồng thời phối hợp với ngành LĐ-TB&XH tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với các dự án đang thực hiện và đối với công tác cho vay vốn mới bảo đảm đúng đối tượng và bảo đảm cho việc các cơ sở sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả cao, bảo toàn nguồn vốn của Nhà nước, tạo thêm nhiều việc làm mới, tăng thu nhập cho người lao động.
“Cần câu” cho người dân vùng khó
Nhiều năm qua, cái nghèo vẫn đeo bám gia đình ông Lò Văn Toán (bản Heo Trại, xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La). Mặc dù vợ chồng ông Lò Văn Toán luôn chăm chỉ lao động sản xuất nhưng với 1.000m2 ruộng chỉ giúp gia đình ông không bị đói chứ chưa thể thoát nghèo.
Năm 2015, qua tổ chức Hội Nông dân xã, hộ ông Toán được vay 10 triệu đồng mua giống cây cà phê.
Nhờ chăm chỉ làm ăn, tích góp và hiệu quả từ cà phê mang lại, năm 2021, gia đình ông đã thoát nghèo. Tháng 6/2023, ông tiếp tục được tạo điều kiện vay vốn giải quyết việc làm với số tiền 100 triệu đồng để mở rộng diện tích sản xuất cây cà phê kết hợp chăn nuôi.
Ông Toán phấn khởi cho biết: “Nhờ vốn vay chính sách, gia đình tôi có điều kiện phát triển kinh tế. Với hơn 1ha cà phê vụ vừa qua, chúng tôi thu lãi 40 triệu đồng. Năm 2024, tôi tiếp tục đầu tư trồng 1ha cây cà phê nữa”.
Gia đình anh Lường Văn Thường (bản Bỉa, xã Phổng Lăng, huyện Thuận Châu) là hộ nghèo của bản. Năm 2023, gia đình anh được tiếp cận nguồn vốn vay chính sách 100 triệu đồng để đầu tư chăn nuôi. Hiện gia đình anh có 6 con bò đực, 6 con lợn, 5.000m2 cà phê. Anh Thường còn làm thêm nghề sửa chữa xe máy nên thu nhập ngày càng được nâng lên.
“Đến nay, tổng dư nợ của Tổ Tiết kiệm và vay vốn bản Bỉa đạt 3,4 tỷ đồng với 58 hộ vay vốn còn dư nợ. Các chương trình vốn vay ưu đãi được người dân tiếp cận chủ yếu là cho vay hộ nghèo, cận nghèo và giải quyết việc làm; nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn. Hộ vay nhiều nhất là 120 triệu đồng, ít nhất là 25 triệu đồng”, ông Tòng Văn Lượng, Tổ trưởng Tổ vay vốn bản Bỉa cho biết.
Ông Hoàng Xuân Trường, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) chi nhánh tỉnh Sơn La cho biết, xác định chương trình cho vay tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm là một trong những kênh quan trọng hỗ trợ người dân có thêm “cần câu” để thúc đẩy phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững, Ngân hàng CSXH tỉnh đã triển khai đầy đủ, kịp thời và công khai các chính sách liên quan đến chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm.
Đến nay, nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp hàng nghìn mô hình, dự án với trên 16.000 lượt hộ dân được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm. Tổng dư nợ đạt trên 906 tỷ đồng. Qua đó, hàng nghìn lao động đã được tạo việc làm ổn định.
Đây cũng là một trong các chương trình tín dụng hiệu quả nhất của Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Sơn La thời gian qua. Các hộ đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, chủ yếu đầu tư vào phát triển trang trại, nâng cao hiệu quả trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh, giúp thoát nghèo bền vững.
Trong quá trình triển khai, cùng với tăng cường tuyên truyền, giải ngân cho các đối tượng vay vốn, Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với Sở LĐ-TB&XH, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức hội, đoàn thể thực hiện đầu tư cho các chương trình, dự án sử dụng nhiều lao động, hỗ trợ phát triển ngành nghề, từ đó góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Nguồn vốn không đủ đáp ứng nhu cầu
Không chỉ ở những vùng khó khăn, ngay tại Hà Nội, nhờ nguồn vốn ưu đãi từ chương trình giải quyết việc làm của Ngân hàng CSXH, nhiều hộ dân ở xã Tân Triều, huyện Thanh Trì không chỉ ổn định cuộc sống mà còn vươn lên làm giàu.
Điển hình là gia đình bà Nguyễn Thị Dung được vay ưu đãi 50 triệu đồng, đã đầu tư máy móc sản xuất chỉ tơ, tạo công ăn việc làm cho 5 - 7 lao động với mức thu nhập gần 10 triệu đồng/người/ tháng.
Chủ tịch UBND xã Tân Triều Đặng Ngọc Quyền thông tin, tổng nguồn vốn ưu đãi trên địa bàn đạt xã đạt gần 44 tỷ đồng và khoảng 70% là cho vay giải quyết việc làm. Tuy nhiên, nguồn vốn mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu của người dân và số tiền được vay còn thấp (50 triệu đồng/hộ) nên cần nâng mức vay tối đa lên gấp đôi hiện nay để đầu tư hiệu quả hơn.
Tại huyện Gia Lâm, nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm của nông dân cũng rất cao. Ông Trần Chí Nguyện (thôn Thuận Tốn, xã Đa Tốn) đã sử dụng khoản vay ưu đãi để chuyển đổi từ trồng ngô sang trồng bưởi trên diện tích 3ha.
Nhờ áp dụng kỹ thuật mới và sử dụng phân bón hữu cơ, thu nhập từ trồng bưởi đã tăng đáng kể, đạt khoảng 10 triệu đồng/sào so với 3 triệu đồng/sào khi trồng lúa. Mỗi năm, vườn bưởi mang lại thu nhập gần 400 triệu đồng.
Đến nay, tổng dư nợ từ nguồn vốn tín dụng chính sách cho các hội viên nông dân trên địa bàn huyện Gia Lâm vay đạt hơn 600 tỷ đồng; dư nợ tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt là 21,594 tỷ đồng và Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp hơn 19 tỷ đồng.
Các nguồn vốn ưu đãi đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện và giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 3.000 lao động mỗi năm, giúp huyện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đạt các chỉ tiêu nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao.
Theo Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Gia Lâm Đặng Văn Lâm, nguồn vốn vay giải quyết việc làm vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Hiện tổng nguồn vốn cho vay của huyện đạt gần 600 tỷ đồng, trong đó hơn 413,2 tỷ đồng thuộc chương trình giải quyết việc làm, phục vụ 7.779 khách hàng.
Hà Nội là địa phương có nguồn vốn vay ưu đãi giải quyết việc làm cao với hơn 12.500 tỷ đồng dư nợ, gần 47.000 hộ vay. Song nguồn vốn này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu do thành phố có địa bàn rộng, đông dân và nhiều lao động thiếu việc làm, nhiều hộ cần vốn để phát triển nghề và chuyển đổi nghề do đất nông nghiệp bị thu hồi…
Nhờ nguồn vốn vay NHCSXH, nhiều hộ dân ở xã Xuân Thọ, huyện Triệu Sơn phát huy hiệu quả mô hình nuôi trồng thủy sản
Năm 2020, gia đình ông Lê Văn Hữu ở thôn 5, xã Xuân Thọ được vay 200 triệu đồng của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Triệu Sơn. Từ nguồn vốn này, gia đình ông Hữu quy hoạch ao nuôi, mở rộng quy mô sản xuất, mang lại doanh thu gần 500 triệu đồng/năm; sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu được từ 150 - 180 triệu đồng/năm. Ông Hữu chia sẻ: “Được tiếp cận với chương trình vay vốn ưu đãi, đối với nông dân chúng tôi thực sự rất có ý nghĩa, nhất là khi dịch bệnh COVID-19 đang ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đầu ra của sản phẩm. Từ nguồn vốn vay, chúng tôi đã sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích, mở rộng sản xuất”. Ngoài gia đình ông Hữu, trên địa bàn thôn 5, xã Xuân Thọ còn có 43 hộ nuôi trồng thủy sản, với tổng diện tích gần 20ha. Tìm hiểu được biết, trước kia, khu vực đất nông nghiệp thuộc thôn 5 của xã Xuân Thọ chỉ cấy một vụ lúa do là vùng trũng thấp nên vào mùa mưa bão thường xuyên bị ngập úng. Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, nâng cao giá trị/ha canh tác, xã Xuân Thọ đã chuyển đổi vùng đất trồng lúa kém hiệu quả để xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản tại thôn 5. Cũng được tiếp cận nguồn vốn vay giải quyết việc làm của Phòng giao dịch NHCSXH huyện, tại xã Tiến Nông có hàng chục hộ dân tham gia mô hình trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi, các hộ đã mở rộng sản xuất, xây dựng nhà màng, nhà lưới để nâng cao thu nhập; hàng năm lợi nhuận từ trồng rau quả trong nhà lưới từ 250 - 280 triệu đồng/ha, so với trồng lúa trước đây cao gấp khoảng 10 lần. Ngoài các mô hình nêu trên, do có lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh nghiệm lâu năm nên các mô hình nuôi ốc nhồi, ếch, trồng đào, quất, cây cảnh, cây bóng mát tại các xã An Nông, Hợp Lý, Hợp Tiến, Vân Sơn… cũng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Xác định vốn vay giải quyết việc làm là một trong những chương trình quan trọng, giúp người dân có điều kiện phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững, những năm qua, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Triệu Sơn đã triển khai đầy đủ, kịp thời và công khai các chương trình tín dụng chính sách. Đồng thời, phối hợp với ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhân dân tiếp cận nguồn vốn. Bên cạnh đó, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Triệu Sơn đã phối hợp và tham mưu cho UBND các xã, thị trấn xây dựng đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đến nay, trên địa bàn huyện Triệu Sơn, 11 xã có vùng sản xuất tập trung quy mô lớn đã xây dựng được đề án, với diện tích vùng quy hoạch trên 344ha và 550 hộ dân tham gia. Trên cơ sở các đề án đã được các địa phương xây dựng, Phòng giao dịch đã khảo sát và thống nhất lựa chọn 10/11 mô hình để tham mưu cho trưởng ban đại diện hội đồng quản trị xem xét. Năm 2021, Phòng giao dịch được giao chỉ tiêu cho vay chương trình giải quyết việc làm là 14,2 tỷ đồng, cùng nguồn vốn thu nợ đến hạn cho vay vòng; đã phân bổ cho vay vốn đối với 10 đề án đã được lựa chọn. Đến 15.10.2021, số lao động được cho vay vốn tạo việc làm là 250 người với số tiền giải ngân là 20,3 tỷ đồng, mức cho vay bình quân đạt 81 triệu đồng/lao động. Phó Giám đốc NHCSXH huyện Triệu Sơn Phạm Văn Tuấn cho biết: Để chính sách tín dụng tiếp tục đi vào cuộc sống, trong khi nguồn vốn thực hiện chương trình còn hữu hạn, dịch bệnh COVID-19 đang ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống người dân, gây đứt gãy các chuỗi sản xuất, tiêu dùng tại nhiều địa phương, Phòng giao dịch đang tiếp tục thực hiện các giải pháp thúc đẩy giải ngân nguồn vốn vay, bảo đảm cung ứng kịp thời nguồn vốn ưu đãi hỗ trợ người dân đầu tư SXKD, giải quyết nhu cầu việc làm đang bức thiết do ảnh hưởng của dịch bệnh. Cùng với đó, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn các hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích. Bên cạnh đó, từ nguồn vốn thu hồi và bổ sung, phối hợp UBND các xã có các lợi thế trong sản xuất các sản phẩm OCOP hay đạt tiêu chuẩn VietGAP, được thị trường ưa chuộng, như xã Bình Sơn với mô hình nuôi ong; xã Thọ Sơn với mô hình trồng cây gai xanh làm nguyên liệu sản xuất bánh gai; xã Thọ Tân mô hình nuôi gà đồi… để hỗ trợ cho vay vốn mở rộng quy mô sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Với những nỗ lực và kết quả đạt được, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Triệu Sơn đã góp phần tích cực thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chương trình giảm nghèo và giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Xin chào luật sư, tôi đang là chủ của một doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Bắc Ninh. Thời gian vừa qua do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nên việc kinh doanh của doanh nghiệp tôi cũng gặp nhiều trục trặc. Vốn của doanh nghiệp cũng bị thu hẹp dần do vậy tôi đang có nhu cầu vay vốn để giải quyết việc làm cho công nhân. Luật sư có thể tư vấn giúp tôi về Mẫu đơn vay vốn giải quyết việc làm hiện nay như thế nào được không?
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.