Kinh tế ảm đạm, lao động nhập cư Trung Quốc rơi vào cảnh khốn cùng
Rất nhiều lao động nhập cư Trung Quốc đang phải vật lộn tìm việc làm trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tiếp tục chậm lại.
Ở vùng ngoại ô phía Đông Nam Bắc Kinh, rất nhiều công nhân nhập cư đang phải vật lộn hàng ngày, hàng giờ để tìm việc làm giữa nắng Hè oi ả. Với số tiền ít hơn một tách cà phê thông thường, một công nhân nhập cư ở thành phố lớn của Trung Quốc có thể thuê được một chỗ ngủ qua đêm, nhưng đối với rất nhiều người lao động nhập cư, đó cũng là điều khá xa vời.
Wang Ke, 36 tuổi, một công nhân nhập cư gốc Hà Nam, miền Trung Trung Quốc đã lâu chưa có được một bữa ăn tử tế. Anh cùng nhóm bạn là nhân công tự do thường xuyên dạo quanh các khu vực công trường để tìm việc làm. Tuy nhiên, không phải ngày nào họ cũng may mắn. Cả nhóm thường trở về trong sự thất vọng và tự hỏi khi nào họ có thể lo được bữa ăn tiếp theo, và liệu họ có đủ tiền để thuê một chỗ ngủ qua đêm hay không?
“Tôi sẵn sàng làm bất cứ công việc lặt vặt nào, nhưng tôi đã không gặp may trong những ngày qua. Phần lớn những người lao động ở đây đều giống như tôi”, anh Wang cho biết.
Không đủ tiền trang trải cho bữa ăn và chỗ ngủ, những lao động nhập cư như anh Wang thường xuyên phải lang thang trên đường phố vào ban đêm tìm những khu vực vắng người để ngả lưng.
Yuan Xin, giáo sư nhân khẩu học tại Đại học Nankai ở Thiên Tân cho rằng, việc nhiều ngành công nghiệp sử dụng số lượng lớn lao động nối tiếp nhau rời khỏi Bắc Kinh là lý do chính khiến cơ hội tìm kiếm việc làm tại thủ đô của nhiều lao động nhập cư càng trở nên mịt mờ.
Thời gian qua, chính quyền thủ đô Bắc Kinh đã triển khai di dời nhiều “đơn vị, tổ chức không thiết yếu” ra khỏi thành phố về tỉnh Hà Bắc lân cận. Nhiều doanh nghiệp sản xuất bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi phải cắt giảm lao động, đặc biệt là những lao động nhập cư trình độ thấp.
“Chúng tôi đang lâm vào cảnh khốn cùng và thậm chí còn tệ hơn những người hành khất”, anh Wang than thở.
Theo thống kê chính thức, tính đến cuối năm 2022, Trung Quốc có khoảng 296 triệu lao động nhập cư. Trong quý đầu tiên của năm 2023, thu nhập trung bình hàng tháng của người lao động nhập cư đã giảm xuống còn 4.504 NDT, từ mức trung bình 4.615 NDT vào năm ngoái.
Lao động trẻ nhập cư đã khó khăn, triển vọng càng thêm ảm đạm với thế hệ lao động nhập cư lớn tuổi Trung Quốc – những người thường quá già để làm nhân viên bảo vệ toà nhà, văn phòng hay công nhân nhà máy điện tử…Trong khi đó những công việc đòi hỏi phải cập nhật kiến thức nhanh phần lớn lại chỉ tuyển những nhân công trẻ.
Để chi trả cho cuộc sống hàng ngày, những người lao động nhập cư – phần lớn từ nông thôn chuyển lên, sẽ phải làm việc cật lực hàng ngày và không được nghỉ hưu vì không có bảo hiểm hưu trí hay khoản tiền tiết kiệm đủ lớn.
Năm 2022, dù tăng trưởng kinh tế khá ảm đạm và hoạt động của nhiều nhà máy bị đình đốn do các biện pháp hạn chế đi lại để phòng dịch Covid-19 nhưng nhu cầu về việc làm tạm thời như nhân viên bảo vệ, lao động cho các khu vực test Covid-19, nhân viên giao hàng… lại tăng lên, tạo thêm nhiều cơ hội cho người lao động nhập cư.
“Dù vậy, ngay sau khi các lệnh phong toả được dỡ bỏ, cơ hội việc làm cho những lao động nhập cư chúng tôi lại bị thu hẹp”, một công nhân ở độ tuổi ngoài 40 than phiền.
So với những người lao động nhập cư lớn tuổi, những lao động tạm thời trẻ tuổi – chủ yếu là sinh viên làm việc trong kỳ nghỉ Hè – có nhiều cơ hội hơn. Nhưng năm nay, khi tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong độ tuổi 16-24 có xu hướng tăng báo động và dự kiến sẽ còn tăng cao hơn nữa vào tháng 7 và tháng 8, dẫn đến số người tìm kiếm những công việc tạm thời tăng lên, mặt bằng lương vì thế cũng giảm xuống đáng kể.
Theo anh Li, hiện thù lao hàng tháng cho công nhân lắp đặt sân khấu là khoảng 3.500 NDT bao gồm tiền ăn ở, làm việc 12 giờ một ngày, 30 ngày một tháng, thường không có ngày nghỉ. Con số này đã giảm so với mức trung bình hàng tháng là 3.800 NDT vào năm ngoái.
Tại các trung tâm sản xuất ở miền Nam Trung Quốc, dù nhu cầu đối với những lao động trẻ vẫn còn nhiều, nhưng thu nhập đã giảm tương đối so với năm trước đó, do số giờ làm thêm tại nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm.
“Các nhà máy thường đưa ra mức lương khoảng 15 đến 17 NDT mỗi giờ cho lao động tạm thời, giảm so với mức 18 đến 20 NDT của năm ngoái”, một đại lý tuyển dụng ở Quảng Đông tiết lộ.
Trong khi nhiều nhà máy gia công, xuất khẩu có xu hướng cắt giảm lao động toàn thời gian và thuê thêm lao động tạm thời để tiết kiệm chi phí hoạt động thì các chi phí sinh hoạt hàng ngày lại hầu như không thay đổi, bao gồm cả thực phẩm và chỗ ở.
“Phần lớn lao động ở nhà máy của chúng tôi hiện nay là lao động tạm thời. Tôi trả cho mỗi người khoảng 260 NDT/ngày cho hơn 12 giờ làm việc”, Wang Jie, một nhà sản xuất phụ trợ cho ngành da giày, ở thành phố Đông Quản, Quảng Đông nói.Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, để tiết kiệm chi phí, anh đã cắt giảm 2/3 nhân công toàn thời gian xuống còn dưới 20 người.
“Trước khi xảy ra dịch bệnh, chúng tôi từng được trả 7.000 NDT/tháng hoặc hơn vào mùa cao điểm nhưng giờ chúng tôi chỉ kiếm được khoảng 5.000 NDT/tháng, bao gồm một bữa ăn miễn phí”, một công nhân đang làm việc tại một công ty điện cho hay.
Việc nhiều nhà máy tại các địa phương giảm sản lượng sản xuất, cắt giảm nhân công đã khiến cho nhiều người lao động phải tha phương lên các thành phố lớn để tìm việc.
Nhu cầu và việc làm cho lao động nhập cư giảm mạnh có thể coi như là một phong vũ biểu cho thấy sự phục hồi chậm chạp của nền kinh tế Trung Quốc, nhất là trong bối cảnh bất động sản sụt giảm, nhu cầu xuất khẩu suy giảm ảnh hưởng đến các khối ngành sản xuất, làm giảm niềm tin của người tiêu dùng và nhà đầu tư.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương
Trong báo cáo công bố ngày 5/2, Bộ Thương mại Mỹ cho biết thâm hụt thương mại của nước này trong năm 2020 đã tăng 17,7% lên 678,7 tỷ USD, mức cao nhất kể từ năm 2008.
Thâm hụt thương mại của Mỹ trong năm 2020 đã tăng lên mức cao nhất trong 12 năm qua do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã làm gián đoạn luồng hàng hóa và dịch vụ.
Trong báo cáo công bố ngày 5/2, Bộ Thương mại Mỹ cho biết thâm hụt thương mại của nước này trong năm 2020 đã tăng 17,7% lên 678,7 tỷ USD, mức cao nhất kể từ năm 2008.
Cụ thể, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 15,7% xuống mức thấp nhất kể từ năm 2010. Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ cũng giảm 9,5% xuống mức thấp nhất trong 4 năm qua.
Hoạt động xuất khẩu giảm đã khiến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong năm 2020 giảm 3,5%, mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1946.
Tuy vậy, hoạt động thương mại của Mỹ đang dần được cải thiện. Ví dụ, trong tháng 12/2020, thâm hụt thương mại đã giảm 3,5% xuống 66,6 tỷ USD.
[Kinh tế Mỹ năm 2020 suy giảm mạnh nhất kể từ Thế chiến thứ Hai]
Trong tháng này, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tăng 1,5% lên 217,7 tỷ USD và kim ngạch xuất khẩu tăng 74,7% lên 133,5 tỷ USD.
Theo bộ trên, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc trong năm 2020 đã giảm 34,4 tỷ USD xuống 310,8 tỷ USD nhờ xuất khẩu tăng nhẹ và nhập khẩu giảm nhẹ.
Cũng theo Bộ Thương mại Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 1/2021 đã giảm từ mức 6,7% của tháng 12/2020 xuống 6,3%, song nền kinh tế chỉ có thêm 49.000 việc làm do đại dịch COVID-19 tiếp tục tác động tiêu cực tới hoạt động kinh doanh ở nước này.
Số lượng việc làm tăng trong tháng đầu tiên của năm 2021 sau khi nền kinh tế lớn nhất thế giới này ghi nhận hoạt động tuyển nhân viên giảm trong tháng 12/2020.
Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ cho rằng số lượng việc làm tiếp tục bị mất trong các ngành như nhà hàng khách sạn, giải trí, bán lẻ, chăm sóc sức khỏe và giao thông vận tải đã ảnh hưởng tới dấu hiệu tích cực này.
Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đã tăng vọt tới 14,7% hồi tháng 4/2020 do các cơ sở kinh doanh phải đóng cửa nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Theo bộ trên, số người có việc làm ở Mỹ hiện là 9,9 triệu người, thấp hơn mức kỷ lục vào tháng 2/2020 trước khi xảy ra đại dịch COVID-19./.