Mùa rụng lá, mùa cây cao su không đau. Quanh năm, cây cao su rút cạn mình dòng nhựa trắng, đều đặn ngày ngày đêm đêm đỡ đần người nông dân trong bộn bề nỗi lo cơm áo. Chi chít quanh thân cây là những vết rạch ngang rạch dọc vĩnh viễn không thể lành da, liền miệng. Tuổi đời càng cao vết thương càng nhiều. Cây cứ chắt chiu từng giọt nắng giọt mưa của trời, từng ngọt lành của đất để rồi ứa ra rào rạt dòng nhựa vui buồn. Đến mùa này cây được nghỉ ngơi, những vết thương ngưng chảy máu. Lá rụng, cành cây trụi lủi vươn dài, sự sống âm thầm được nuôi dưỡng, nảy nở bên trong.
Thân bài Phân tích bài Mùa lá rụng trong vườn
a. Nhân vật cô con dâu cả - chị Hoài
- Ngoại hình: trạc tầm năm mười tuổi, mang rõ dáng vẻ của một người phụ nữ thôn quê với dáng người thon gọn với cái áo bông trần hạt lựu, gương mặt hài hòa nhân hậu với cặp mắt hai mí rõ và khuôn miệng tươi tắn.
- Cô Hoài là con dâu cả của ông Bằng nhưng chồng cô mất khi tham gia chiến tranh.
- Chị đã mạnh mẽ vượt qua nỗi đau, tìm cho mình một gia đình mới. Cô có cho mình một người chồng và bốn đứa còn cả trai và gái.
- Dù đã thuộc về một gia đình khác nhưng cô vẫn quan tâm đến gia đình chồng cũ luôn liên lạc hỏi thăm.
- Cô đã đến thăm gia đình ông Bằng vào chiều 30 tết, cùng gia đình ăn bữa cơm đoàn viên
- Vừa đến nhà, cô đã thân thiết hỏi thăm tình hình của từng thành viên trong gia đình. Từ cô em dâu đến em trai chồng như không hề có khoảng cách giữa thời gian và không gian.
- Khi biết những vấn đề phát sinh trong gia đình chồng cũ, cô lo lắng cho ông Bằng, lo lắng cho các em nên vội vã đến thăm cả nhà, cùng họ vượt qua khó khăn.
- Thương các em, cô không ngại đường xá xa xôi mà tự mình vác quà, mang các món đặc sản quê hương đến để tặng mọi người.
- Khi chị Hoài xuất hiện, mọi người như được tiếp thêm sức mạnh, thêm niềm hạnh phúc ấm áp để cùng nhau đoàn kết vượt qua giai đoạn đất nước đổi mới, gia đình gặp nhiều biến cố khó khăn.
- Tuy khác máu mà không tanh lòng, dù không còn ở gần nhau nhưng chị Hoài vẫn là thành viên quan trọng trong gia đình ông Bằng. Cô như sợi dây kết nối để gắn kết các mối quan hệ, chung tay bảo vệ hạnh phúc của gia đình nhỏ bé.
b. Diễn biến tâm trạng của ông Bằng khi nghe tin người con dâu trở về
- Ông Bằng đang ở trên gác mà nghe tin chị Hoài đến, ông mừng khôn xiết, cố bước những bước ngay ngắn nhưng nhanh chóng xuống nhà để gặp cô.
- Ông luôn cố gắng kìm nén cảm xúc, khiến cho cảm xúc của mình khá hơn để khi xuất hiện không khiến cô con dâu lo lắng.
- Nhưng khi thấy người con đã xa cách chín năm không gặp, ông bỗng “thoáng chút ngẩn ngơ” như không tin vào mắt mình.
- Ngay sau đó ông nghẹn ngào vì vui mừng “mắt ông chớp liên hồi, môi ông lật bật không thành tiếng, có cảm giác ông sắp khóc òa".
- Ông cất chất giọng khàn đặc của mình “Hoài đấy ư con”
- Ông Bằng còn nén xúc động, hỏi thăm gia đình mới của cô “Anh ấy và các cháu vẫn khỏe chứ con?”.
- Cuộc gặp gỡ với chị Hoài dường như khiến ông giảm được chút cô đơn, tiếp thêm sức chiến đấu cho người chủ gia đình đang nỗ lực hàng ngày để lấy lại những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình
c. Khung cảnh ngày Tết truyền thống của miền Bắc Việt Nam
- Bàn thờ gia tiên nghi ngút khói hương
- Mâm cỗ thịnh soạn với các món truyền thống của người Hà Nội: bánh chưng, nem rán, giò chả, gà tần hạt sen,...
- Quan trọng hơn là mọi người đều trở về, cùng nhau thành kính mỗi người chuẩn bị một việc cho buổi cúng Tết
- Ông Bằng nghiêm trang, trang phục chỉnh tề đứng trước bàn thờ chủ trì buổi lễ. Đây chính là khung cảnh của buổi lễ Tết của người Hà Nội xưa.
- Lời khấn của ông Bằng như một lời tưởng nhớ với những người đã mất như tổ tiên, ông bà,...một cách thiêng liêng và thành kính nhất.
- Đây như sự giao lưu giữa hai thế hệ, dù dòng chảy thời gian không bao giờ ngừng nhưng luôn có sự kế nhiệm những truyền thống tốt đẹp với nhau.
- Bữa cơm này như một buổi họp gia đình, cả nhà cùng nhau nhìn lại một năm qua đã trải qua những gì.
Phân tích cuộc gặp gỡ của chị Hoài và mọi người trong gia đình
Nền văn học Việt Nam sau giai đoạn kháng Mỹ thành công có nhiều sự thay đổi trong cảm hứng sáng tác. Các nhà văn không còn bàn đền những vấn đề mang tính sử thi, tập thể nữa mà đi sâu vào những số phận trong cuộc sống đời thường, những cá nhân cụ thể. Ở thời điểm đó, Đất nước đang trong giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt là thời kỳ chuyển giao từ nền kinh tế lạc hậu, bao cấp sang nền kinh tế tự chủ, thị trường. Cùng với sự thay đổi của Đất nước chính là sự thay đổi của tâm lý người dân Việt Nam. Nắm bắt được điều đó, Ma Văn Kháng là một cây bút nổi trội và giàu sức sáng tạo của văn học Việt Nam đã nhanh nhạy nắm bắt tâm lý của con người thời điểm đó để viết nên những tác phẩm ấn tượng. Trong đó không thể không kể đến tác phẩm “ Mùa lá rụng trong vườn”. Tác phẩm này tác giả đã xoáy sâu vào sự thay đổi và mối quan hệ rạn nứt của những người con trong một gia đình nề nếp, gia phong. Đồng thời tác giả cũng dấy lên sự lo ngại về truyền thống văn hóa dân tộc bị mai một trước những đổi thay của Đất nước. Trong đoạn trích từ chương hai của tác phẩm, Ma Văn Kháng đã kể lại cuộc gặp gỡ của chị Hoài và các thành viên trong gia đình. Cuộc gặp gỡ này đã để lại trong người đọc nhiều xúc cảm mãnh liệt.
Vì sao lại nói cuộc gặp gỡ của chị Hoài và các thành viên trong gia đình ông Bằng lại đặc biệt? Có lẽ bởi chị Hoài chỉ là con dâu cũ của gia đình ông, chị là vợ của người con trai cả của ông Bằng, nhưng anh đã hi sinh trong kháng chiến. Về chị Hoài, chị đã đi thêm bước nữa và có một gia đình hạnh phúc riêng của mình cùng 4 người con ngoan ngoãn. Chị Hoài đã chín năm không trở lại gia đình chồng cũ bởi ai cũng bận rộn với cuộc sống riêng của mình. Thế nhưng chị Hoài không chỉ là người con dâu tốt mà cũng là một người chị dâu biết đối nhân xử thế, sống vui vẻ và chan hòa với gia đình chồng nên được tất cả các thành viên trong gia đình ông Bằng đều quý mến. Cho dù sau này chị đã đi bước nữa, trở thành con dâu cũ thì chị vẫn theo dõi nhịp sống của gia đình chồng cũ, chị vẫn nắm bắt được tình hình và những sự chuyển biến của từng cá nhân trong gia đình, chị vẫn thường xuyên gửi thư thăm hỏi bố chồng cũ. Lối sống thủy chung, biết điều và nhân hậu của chị không chỉ được gia đình ông Bằng yêu thương mà chính chồng mới và các con của chị cũng rất cảm thông, thấu hiểu. Điều đó đã bộc lộ qua chi tiết khi chị đến thăm nhà chồng cũ, các con của chị còn đòi đi theo để thăm ông Bằng, làm bột sắn dây, chồng chị còn gói giò cho chị đem theo làm quà tặng. Đặc biệt là thời điểm chị lên Hà Nội thăm gia đình ông Bằng vào chiều 30 tết mà chồng chị vẫn vui vẻ đưa chị ra bến xe.
Còn về phía gia đình ông Bằng, cho dù đã chín năm xa cách không gặp nhau nhưng trong câu chuyện của họ vào ngày cuối năm, tên chị vẫn được nhắc đến với niềm nhớ nhung, tha thiết trong những câu chuyên. Cho đến khi họ nhìn thấy một người đàn bà tay xách nách mang, tuổi trạc tầm 50 nhưng vẫn giữ được nét đẹp duyên dáng đến gõ cửa nhà thì họ đã rất bất ngờ và vô cùng xúc động. Người em chồng tên Phượng khi nhìn thấy chị thoạt đầu còn dè dặt, vừa mừng nhưng cũng lo lắng sợ nhận nhầm chị dâu của mình. Sau khi xác định được đó chính là chị Hoài thì không kìm được vui sướng mà quay ngoắt về phía sau gọi các anh chị em của mình ra đón chị “Chị Hoài, chị Hoài lên! Anh Đông, chị Lý, anh Luận ơi!". Tâm trạng kích động của Phượng đã cho chúng ta thấy được sự xúc động khó tả khi gặp lại người chị dâu không chỉ đẹp người mà còn đẹp cả nết, người chị dâu mà cả gia đình muốn giữ nhưng lại không dám.
Cuộc gặp gỡ của chị Hoài cùng các thành viên trong gia đình ông Bằng diễn ra thật vui vẻ và hạnh phúc. Mỗi người trong gia đình ông Bằng đều có cách biểu đạt tâm trạng và tình cảm của mình với chị. Em Phương thì “ sôi nổi, nồng hậu” xách tay nải giúp chị, Lý thì ôm chầm lấy người chị dâu trưởng nức nở nói chuyện còn Luận thì bùi ngùi kể việc chị đã gần 10 năm không nên Hà Nội. Đó là cuộc gặp gỡ đầy xúc động vào buổi chiều 30 tết, một cuộc đoàn tụ hoàn toàn bất ngờ, không có báo trước của những con người đã xa cách nhau hàng chục năm trời trong thời đại tin tức thưa thớt. Gần 10 năm xa cách, chắc hẳn người đọc sẽ tưởng rằng cuộc gặp gỡ giữa chị Hoài và các thành viên trong gia đình chồng cũ sẽ gượng gạo, bối rối. Thế nhưng, ở chị Hoài, một người phụ nữ không chỉ vui vẻ mà còn chu toàn thì không thể nào để điều đó xảy ra được. Bởi có lẽ, cho dù ở xa, nhưng chị vẫn dõi theo từng sự kiện, từng thay đổi của các thành viên trong gia đình chồng cũ.Cuộc gặp gỡ này xảy ra hoàn toàn tự nhiên, mọi người hòa vào câu chuyện một cách rất bình thường, sôi nổi kể cho chị nghe về những câu chuyện sinh hoạt xảy ra trong cuộc sống. Chị Hoài cũng tâm sự về cuộc sống của chị, từ chuyện đồng áng đến chuyện gia đình, hoàn toàn không có khoảng cách với các em. Mọi người dường như đều hòa vào câu chuyện, không cần kiêng dè mà thoải mái thể hiện tính cách của mình. Mọi người hỏi thăm tình hình công tác của chị Hoài, rồi chị lại hỏi thăm ông Bằng, hỏi chuyện của cô Phương rồi đến những người khác như chú Đông, cháu Dư, cô Lý… Qua câu chuyện giữa chị Hoài và các thành viên, chúng ta càng thấy rõ hơn sợi dây gắn bó tình cảm không thể nào đứt đoạn của chị và gia đình chồng cũ, cho dù chị đã rời đi nhiều năm nhưng chị vẫn biết và thấu hiểu cuộc sống của mọi người như chính chị đang sống ở đây. Điều đó càng khiến cho các thành viên trong nhà, đặc biệt là cô Phượng, ông Bằng cảm động sâu sắc. Chị còn mở tay nải, gửi cho từng người món quà quê lại càng khiến cho chúng ta yêu thương, cảm phục tấm lòng nhân hậu thủy chung của chị cùng với tấm chân tình của gia đình mới của chị.
Sau cuộc gặp gỡ với những người em chồng, đoạn trích còn để lại ấn tượng trong lòng người đọc ở cảnh chị Hoài gặp mặt người cha chồng cũ, một người đàn ông đang phải đau khổ vì sự rạn nứt của các thành viên trong nhà. Nếu như cuộc gặp của chị Hoài và các em sôi nổi bao nhiêu thì khi gặp cha chồng, chúng ta lại thấy được sự ngậm ngùi và xúc động bấy nhiêu. Mặc dù ông Bằng đã nghe tiếng chị Hoài về từ sớm, nhưng phải đến khi đến giờ cúng giao thừa, ông mới xuống nhà và cố bước đi với những bước ngay ngắn, chỉnh tề. Còn chị Hoài, mặc dù đã chạc 50 nhưng chị vẫn không thể giấu được nỗi vui mừng và xúc động khi gặp lại cha chồng của mình sau gần mười năm xa cách. Lúc này, sự xúc động đã thể hiện qua hành động của chị, như một đứa trẻ “ chị lao về phía ông Bằng, quên cả đôi dép, đôi chân to bản, gót nứt nẻ thâm đen, giẫm trên nền đá lạnh, kịp hãm lại khi cách ông già khoảng hai hàng gạch hoa". Còn ông Bằng thì ngẩn ngơ vì xúc động mà "mắt ông chớp liên hồi, môi ông lật bật không thành tiếng, có cảm giác ông sắp khóc òa". Cuộc gặp gỡ giữa chị Hoài và ông Bằng đã bộc lộ rõ hơn cho chúng ta thấy được tình cảm gắn bó thiết tha giữa chị và gia đình chồng cũ. Chị Hoài mặc dù đã lấy chồng mới, nhưng trong trái tim của mỗi thành viên trong gia đình, chị luôn có một vị trí quan trọng. Qua cuộc gặp gỡ này, chúng ta dần hiểu ra có lẽ chị Hoài chính là cầu nối tình cảm giữa các thành viên ấy. Khi chị về thăm gia đình chồng cũ trong ngày 30 tết, phần nào đã giúp lấp đầy những lỗ hổng, những rạn nứt trong tình cảm của các thành viên trong nhà. Và sự xuất hiện của chị Hoài đã làm ông Bằng vơi bớt đi nỗi cô đơn trước sự thay đổi và trong cuộc đấu tranh gìn giữ các giá trị truyền thống. Đồng thời sự xuất hiện của chị Hoài đã an ủi và tạo cho ông có thêm niềm tin mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình sẽ được hàn gắn tốt đẹp hơn.
Có thể nói rằng, cuộc gặp gỡ của chị Hoài và các thành viên trong gia đình ông Bằng đã củng cố thêm niềm tin vững chãi của các gia đình trong thời điểm đất nước có sự chuyển mình mạnh mẽ sau chiến tranh. Cuộc gặp gỡ ngay trong ngày cuối năm, trước thềm năm mới lại càng làm nổi bật hơn ý nghĩa sum họp của gia đình ông Bằng. Đồng thời qua đoạn trích, chúng ta càng hiểu rõ hơn sự trân trọng của tác giả Ma Văn Kháng trước những mối quan hệ tình cảm gắn bó thủy chung giữa con người trong thời đại mới.
Mùa lá rụng trong vườn là một tác phẩm hay và ấn tượng của nhà văn Ma Văn Kháng. VUIHOC đã đưa ra một số cách phân tích bài Mùa lá rụng trong vườn với nội dung chi tiết nhất. Hy vọng bài viết này có thể giúp các em hiểu thêm về tác phẩm cũng như giúp cho bài văn của các em hoàn thiện hơn. Ngoài văn học, Vuihoc cũng có bộ tài liệu các môn khác nhau cho các em tham khảo trong quá trình ôn tập thi tốt nghiệp THPT. Hãy truy cập Vuihoc mỗi ngày để điểm giúp điểm số ngày càng cao hơn nhé.
CSVN – Qua thành phố Đồng Xoài khoảng năm cây số, ngược về hướng Công ty Cao su Phú Riềng, một khung cảnh thật lạ, thật hấp dẫn trải ra trước mặt. Một màu vàng nâu, xam xám trải dài ngút mắt. Trời lặng gió mà lá cao su vẫn lả tả rơi.
Lá rơi tựa có ai đó thả nhẹ từng chiếc từng chiếc từ trên cao xuống. Tôi thắng xe một cách vô thức tấp vào lề đường nhưng lại chẳng có ý định gì… Rồi ngẩn người nhìn những cánh lá rơi rơi. Không gian tĩnh lặng. “Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”. Cảm ơn Nhà thơ Trần Đăng Khoa, tôi thầm cảm phục anh. Không biết lúc làm câu thơ tuyệt hay đó, thi sĩ có nhìn thấy “cái lá đa” rơi nghiêng rơi ngả như tôi đang được chứng kiến tuyệt phẩm trút bỏ già nua đón rước cái tươi non mơn mởn trong cuộc sinh tồn ở giống cây “vàng trắng” của miền Đông Nam Bộ…
Nếu có một cơn gió thoảng qua, cảnh vật càng tuyệt vời. Lá rơi tiếp nối lá rơi, chầm chậm, chầm chậm phản chiếu ánh mặt trời loang loáng đưa từ trong lô trong vườn xiên ra tận ngoài đường nhựa. Lao xao rơi, xào xạc rơi theo nhịp bước của mùa cao su thay lá. Lá rơi nghiêng rơi ngửa thinh lặng. Lá cuốn theo từng chiếc ô tô bất chợt chạy qua…
Nhìn lô cao su lúc này, ta cứ ngỡ đang ở một khung trời Âu nào đó giữa sắc thu. Rừng cây cao su giờ đây đã trút sắp hết lá, những cành xương xám nhạt, vươn cao, trơ trụi. Cây cao su được trồng ngay hàng thẳng lối, dọc ngang đều tăm tắp, vuông vắn, nghiêm chỉnh rắn rỏi tựa đội quân đang duyệt binh.
Bất giác, tôi nhớ giấc mơ đêm qua. Giấc mơ về những ngày vui mùa khai thác. “Trông trời trông đất trông mây/ Trông mưa trông gió trông ngày trông đêm”, câu ca dao sao mà đúng với dân cao su tiểu điền đến thế. Nghe dự báo thời tiết trên ti vi, nghe đài báo mưa báo nắng, báo gió báo giông, người ta sẵn sàng cho các phương án để giảm thiểu thiệt hại cho mùa thu hoạch. Đã có nhiều sáng kiến, từ làm máng chống mưa, treo túi ni lông chống nước chảy vào tô mủ…Tất cả nhằm đạt mục đích không để lãng phí dòng “vàng trắng”, không phụ công người lộc đất. Có dịp vô lô cao su đang mùa thu hoạch, nhìn lên tán lá xanh um ken dày ta sẽ cảm nhận được sự dâng hiến của cây của đất đai với nắng mưa tháng tháng ngày ngày.
Mùa xuân, mùa đâm chồi nảy lộc, khắp chốn khắp nơi ngút ngát non xanh, tràn trề nhựa sống. Đường làng ngõ xóm lối dọc lối ngang thị xã thị tứ nhộn nhịp tươi vui như vừa thay áo mới với những hàng cây được xén tỉa gọn gàng quét vôi trắng sáng. Băng rôn quảng cáo, khẩu hiệu, pa nô mừng Xuân, mừng Đảng quang vinh tươi vui đẹp mắt. Siêu thị, chợ tỉnh, chợ quê, quầy hoa, vựa trái đâu đâu cũng rộn ràng sầm uất.
Riêng cây cao su thì có vẻ chậm hơn các loại cây khác trong việc thay lộc đón xuân. Ồ đúng rồi. Mùa đã đi hết những ngày những tháng cuối năm. Những cơn mưa cuối mùa chỉ còn lác đác, lẻ loi, mồ côi mồ cút rồi dứt hẳn đón mừng vạt nắng ấm mùa khô. Đất trời giao hòa, lòng người phơi phới. Phơi phới tươi vui vì vừa có một mùa khai thác tuy không “được mùa trúng giá”, nhưng cũng sởi lởi chan hòa.
Tháng Chạp, thợ cạo, nông phu tiểu điền có thể “lười nhác” ngồi nhà rủ bạn nhâm nhi rồi đăm chiêu ngắm những cánh lá cao su không vàng mà lả tả rơi rơi. Người ta biết rằng những cánh lá đang lác đác trong thinh lặng kia đã “hoàn thành sứ mệnh” chắt chiu tiết nhựa dâng đời rồi nhẹ nhàng buông rơi hóa thân vào đất. Hàng vạn hàng triệu triệu những cánh lá nằm xuống im lìm hoang hoải bổ sung vào vi lượng mỡ màu mảnh đất bazan ngàn đời âm thầm nuôi dưỡng lộc non chồi biếc.
Miền Đông đất đỏ, mỗi độ cao su thay lá, người chăm sóc, ươm trồng, khai thác vẫn không quên những khó khăn vất vả để “chiều chuộng” đặng thu được nhiều thắng lợi từ thứ cây công nghiệp “nước mạnh dân giàu”. Từng giọt, từng giọt, từng chén từng tô rồi từng bao từng téc mủ cao su nào kia chẳng thấm bao giọt mồ hôi. Rồi gió rồi giông, rồi gãy rồi đổ, nhìn những cây cao su bị xoắn ngang mình mà thắt gan thắt ruột. Cây cao su thay lá càng nhanh thì chồi non lộc biếc càng sớm hoan ca giao hòa với sương với nắng để lặng thầm tích nhựa dâng đời. Lá cao su rụng xuống phủ dày mặt đất, và đây cũng là “hiểm họa” nếu nhà vườn không bố trí phương án chống cháy. Quét lá thủ công, thổi lá bằng máy… biết bao khó nhọc quyết giữ được vườn cây không để “bà hỏa” làm tội làm tình.“Đố ai quét sạch lá rừng/ Để ta khuyên gió, gió đừng rung cây”… Vâng, dân trồng cây công nghiệp hàng năm đến mùa cao su thay lá đã làm được cái việc tưởng chừng khó khăn phức tạp “quét sạch lá rừng” như thế đó. Nói là “quét sạch” cho vui chứ thực ra các “lão nông tri điền” cũng biết chỉ nên quét chỗ nào để chống cháy còn vạn vạn triệu triệu cánh lá sẽ thành mồi ăn cho hằng hà sa số con côn trùng như kiến như mối như giun rồi cuối cùng hóa mùn hóa chất tháng tháng ngày ngày dâng lộc đất cho cây.
Cao su mùa thay lá, cảnh đẹp tuyệt vời này diễn ra lặng lẽ nhưng cũng qua nhanh. Khoảng mười ngày sau thì chồi non bắt đầu nhú. Ban đầu, chồi non có màu đỏ tía, dần dần chuyển sang màu xanh mơn mởn. Đến một tháng sau thì những chồi non và lá đã cứng cáp, lại xanh đậm xanh đà xanh mượt xanh mà vẫy vẫy reo reo trong gió xuân nắng ấm.
Được nhìn cao su đang kỳ thay lá dù chỉ một lần cũng đủ ấn tượng khiến bạn nhớ mãi. Một cảm giác nhẹ nhàng, thư thái và bình yên đến nao lòng. Đúng là mùa xuân của cuộc đời.
Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Mỹ, Canada... nổi tiếng với những mùa lá đỏ. Hà Nội - thủ đô mến yêu của Việt Nam cũng có một mùa lá đỏ: "Mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ"... Phương Nam cũng có bàng, nhưng thỉnh thoảng mới có lá đỏ.
Nhưng vào mùa cuối đông đầu xuân, thường là vào khoảng cuối tháng 12 cho đến tháng 3, phương Nam vẫn có một mùa lá đỏ. Đó là mùa của những cánh rừng cao su đồng loạt thay lá.
Lúc này, trên mặt đất là những lớp lá vàng rụng. Còn trên cây thì lá vàng, lá đỏ chen lẫn lá xanh. Mùa cuối năm luôn có những cơn gió, và mỗi khi có gió thổi, lá trên cây lại rơi rụng lả tả, còn lá dưới đất cũng theo gió cuốn bay.
Nếu có chút tưởng tượng, bạn sẽ thấy như trong cảnh một câu chuyện cổ tích thần tiên.
Những năm gần đây, cao su được trồng khá nhiều, từ miền Đông Nam bộ cho tới Tây nguyên, các vùng ven thành phố như Củ Chi, Bình Chánh. Nhưng để có thể tham quan và chụp ảnh, nhất là chụp ảnh cưới, thì vẫn là ở miền Đông Nam bộ.
Các tay máy săn ảnh thường cuối tuần phóng xe máy cùng bạn bè xuống khu vực có rừng cao su đẹp và lớn ở huyện Dầu Tiếng, Tân Uyên, Bến Cát (Bình Dương). Hay xa hơn là ở các huyện Xuân Lộc, Long Khánh, Trảng Bom, Thống Nhất của Đồng Nai; rừng cao su Bù Đăng, Phú Riềng (Bình Phước).
Theo một số bạn trẻ, đi Bình Phước tiện nhất vì ở đâu nào cũng có rừng cao su đẹp. Nếu không thì Bình Dương hay Đồng Nai. Còn muốn gần hơn nữa, qua phà Cát Lát đến Nhơn Trạch, Long Thành, nơi cũng có nhiều rừng cao su đẹp, đi và về chỉ hơn 70km.
Vào mùa cao su thay lá, những công nhân nông trường, cũng như các nhân công của các vườn cao su sẽ ngưng thu hoạch mủ. Đây cũng là mùa vệ sinh và dưỡng cây để chuẩn bị cho mùa thu nhựa năm sau.
Mùa này, nếu đi sớm và may mắn, bạn sẽ gặp những cảnh người công nhân dùng máy thổi, thổi những lớp lá dày sát gốc cây ra những khoảng trống an toàn để đốt. Khói từ lá xuyên qua nắng cùng các hàng cây sẽ tạo ra các vệt nắng lung linh.
Thông thường, đa số các vườn cao su đều không có rào, các chủ vườn, công nhân đều vui vẻ cho du khách vào tham quan, nghỉ chân, chụp ảnh... với điều kiện bạn đừng phá cây, nghịch chén lấy mủ cũng như đốt lá lung tung dễ gây hỏa hoạn.
Còn nếu như muốn đi xa hơn, để có những bức ảnh lạ và đẹp hơn. Hãy tìm đến những cánh rừng cao su ở khu vực Tây nguyên. Nơi có bầu trời xanh cao xen lẫn với với màu nâu đỏ đất, của cây, màu đỏ vàng của lá, và cả làn hơn giá lạnh se se...
- Những rừng cao su quá ẩm thấp, lá mục dầy, nước đọng... sẽ là nơi ẩn nấp của một số côn trùng gây hại, trong đó có kiến, muỗi cỏ và cả muỗi vằn Anophen (thủ phạm gây ra bệnh sốt xuất huyết).
Vì thế, trước khi vào vườn, nên cẩn trọng mang theo bình xịt côn trùng loại nhỏ, và thuốc thoa chống muỗi.
Tốt nhất không nên cắm trại trong rừng cao su.
- Để bảo đảm an ninh, tất cả những cung đường đi qua rừng cao su, dù đi đông hay theo nhóm cũng không nên đi sau 19g.