Đất Hàm Thuận Bắc Bình Thuận

Đất Hàm Thuận Bắc Bình Thuận

Huyện Hàm Thuận Nam là huyện phía Nam của tỉnh Bình Thuận. Phía Bắc giáp huyện Hàm Thuận Bắc, Tây Bắc giáp huyện Tánh Linh, Tây Nam giáp huyện Hàm Tân, Nam giáp biển Đông, Đông Nam giáp TP Phan Thiết. Huyện bao gồm thị trấn Thuận Nam và 12 xã khác: Tân Lập, Mỹ Thạnh, Hàm Cần, Mương Mán, Hàm Mỹ, Hàm Thạnh, Hàm Kiệm, Hàm Cường, Hàm Minh, Thuận Quý, Tân Thuận, Tân Thành.

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc Đông Nam Bộ

Qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ, Hàm Thuận Bắc (từ năm 1983 trở về trước là huyện Hàm Thuận) đã ghi vào lịch sử những địa danh bất tử: “Khu Lê bất khuất, Tam Giác kiên cường, Nam Sơn trung dũng”, gắn với những chiến công oanh liệt, rất đổi tự hào là vô vàn mất mát, đau thương, hơn 6.000 cán bộ, chiến sĩ và đồng bào hy sinh, gần 5.000 người bị tra tấn, tù đày, nhà cửa, ruộng vườn tan hoang, nhân dân phiêu tán. Dân và Quân Hàm Thuận Bắc đã góp phần xứng đáng trong sự nghiệp giải phóng quê hương, thống nhất đất nước. Với những đóng góp ấy, Dân và Quân Hàm Thuận Bắc vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho: Đảng bộ và Nhân dân huyện Hàm Thuận, Đại đội 430 bộ đội địa phương huyện Hàm Thuận, Đại đội 450 bộ đội địa phương huyện Thuận Phong, Ban An ninh Hàm Thuận, 13/17 xã, thị trấn, 10 cá nhân và 766 cá nhân được phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

Sau chiến tranh, với những bộn bề lo toan trong cuộc sống mới, lòng vẫn canh cánh nỗi tiếc thương. Không nói, nhưng ai cũng hiểu, chuyện không chỉ là việc trả nghĩa ân tình mà lòng tiếc thương phải được chuyển hóa, sao cho mỗi người con của quê hương Hàm Thuận Bắc hôm nay, phải sống xứng đáng đối với những người đã không tiếc máu xương vì quê hương anh hùng.

Đất nước thống nhất, vận hội mới đã mở ra cho những người dân Hàm Thuận Bắc vốn đã chịu nhiều mất mát hy sinh, bắt tay xây dựng quê hương thân yêu.

Từ đặc điểm địa hình, khí hậu và thời tiết nên Hàm Thuận Bắc có hệ thống sông ngòi khá dày đặc với lưu lượng nước khá lớn, nhưng nơi đây vẫn là vùng đất thừa nắng, ít mưa, từ xưa người dân thấm thía câu “trăm sự nhờ trời”. Buổi đầu sau giải phóng, toàn huyện chỉ có 7 đập nhỏ, sức tưới năm cao nhất khoảng 5000 ha; đất đai cằn khô, làm không đủ ăn, năm được năm thất. Hơn bốn mươi năm qua với nỗ lực lớn, nhiều công trình thủy lợi quan trọng được Trung ương, địa phương đầu tư xây dựng và hoàn thành, bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt không chỉ của người dân trong huyện mà còn phục vụ người dân Phan Thiết. Đến nay toàn huyện có hơn 103 hạng mục công trình thủy điện, thủy lợi lớn, nhỏ: Thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi, đập Đan Sách, hồ Suối Đá, hồ Sông Kháng, đập Sa Lôn … với năng lực tưới trên 30 nghìn ha, đặc biệt công trình thủy lợi “đền ơn đáp nghĩa” Sông Quao và gần đây là kênh Châu Tá tiếp nước từ thủy điện Đại Ninh đã làm nên sự hồi sinh của nhiều vùng đất khô cằn, tạo nên những vụ mùa bội thu, từ thiếu đói nay đã thừa ăn và dư lương thực để bán ra các địa phương khác. Toàn huyện có trên 4.500 ha đủ điều kiện để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và hệ thống thủy lợi trong huyện tạo điều kiện phát triển kinh tế trang trại, kinh tế vườn, các vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn, dài ngày như: cao su, cà phê, mì, mía, bông vải, điều, bắp lai ... và các loại cây ăn quả đặc sản: Thanh long, xoài, nhãn, chôm chôm, sầu riêng, mít... Từ đó đã hình thành các nhà máy chế biến, bảo quản các loại nông sản, thực phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

(một góc hồ Hàm Thuận- nguồn internet)

Xác định tầm quan trọng của mạng lưới giao thông trong việc giao lưu, phát triển kinh tế địa phương. Hàm Thuận Bắc đã có nhiều cố gắng huy động sức dân cùng với nguồn vốn của Nhà nước đầu tư nâng cấp, mở rộng, làm mới những con đường bảo đảm giao thông đến từng thôn, xóm. Núi rừng quê hương thức giấc, những con đường nối vùng cao miền núi với đồng bằng dần được trãi nhựa. Cầu qua sông được xây dựng kiên cố, những con đường nghĩa tình sâu nặng, vừa thể hiện đạo lý thuỷ chung đối với đồng bào, vừa tạo cơ sở quan trọng phát triển kinh tề ở vùng đất màu mỡ, còn ẩn chứa nhiều tiềm năng to lớn này.

Một trong những tiềm năng quan trọng ở Hàm Thuận Bắc đó là nguồn nhân lực trẻ dồi dào, phần lớn đã tốt nghiệp trung học phổ thông, hàng nghìn cử nhân, hàng chục thạc sĩ... Đội ngũ này sẽ cung cấp nguồn lao động chất lượng cho các cơ quan, đơn vị nhà nước và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn huyện. Cũng như bao miền quê khác, người dân Hàm Thuận Bắc giàu lòng nhân ái, tương thân tương trợ, cần mẫn và hiếu học, tôn trọng truyền thống dân tộc. Đây là cơ sở để nhân dân Hàm Thuận Bắc xây dựng quê hương.

Từ xa xưa, Hàm Thuận Bắc đã có những làng nghề nổi tiếng khắp vùng, lưu truyền qua nhiều đời mà đến nay, nhiều người vẫn còn nhớ mãi. Đáng tiếc thời gian và những biến động về kinh tế đã làm mai một một số làng nghề truyền thống. Thực hiện việc khôi phục các làng nghề truyền thống và xây dựng các cụm làng tiểu thủ công nghiệp mới, huyện khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư khôi phục và phát triển các làng nghề bánh tráng, làng nghề mộc dân dụng ở xã Hàm Thắng, thị trấn Phú Long; nghề dệt thổ cẩm, đan lát mây, tre, lá ở Thuận Minh, Đông Giang, Hàm Trí và La Dạ...

Tài nguyên quan trọng và quý giá nhất của Hàm Thuận Bắc là quỹ đất khá đa dạng, được phân bố trên nhiều khu vực khác nhau, thích hợp cho phát triển nông nghiệp vừa có thể đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

Hàm Thuận Bắc có hơn 62 nghìn ha rừng, ước tính trữ lượng gỗ hàng trăm nghìn mét khối. Đây là lá phổi xanh góp phần cân bằng sinh thái, tạo môi trường trong lành cho cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó huyện có hơn 10 ngàn ha đất trống, đồi rừng, đất nông nghiệp có đủ điều kiện và thích hợp cho việc trồng rừng nguyên liệu, nhất là keo tràm, bạch đàn … để làm giấy ...

Tiềm năng về khoáng sản ở Hàm Thuận Bắc không nhiều, nhưng đã mang lại nguồn thu không nhỏ cho địa phương. Về sản xuất vật liệu xây dựng, có các loại đá Gra - nít và Riolte với trữ lượng lớn ở Tà Dôn - Hàm Đức, Núi Ách - Hồng Liêm, núi Xả Thô - Hàm Trí; mỏ đá ốp lát ở núi Đá Già -Thuận Hòa với trữ lượng lớn, chất lượng tốt, mỏ lộ thiên trên diện rộng, thuận lợi cho khai thác; mỏ cát thủy tinh với tổng trữ lượng ước trên 20 triệu tấn, tập trung ở Hồng Liêm, Hàm Đức, Hồng Sơn, thị trấn Phú Long; có 9 khu vực đã được quy hoạch khai thác đá chẻ với diện tích 627 ha ở các xã Hàm Trí, Thuận Hòa, Thuận Minh, La Dạ.

Có nhiều dân tộc anh em chung sống chan hòa lâu đời với những nét văn hóa đặc sắc, riêng biệt. Nếu có dịp bạn hãy đến miền quê Hàm Thuận Bắc để khám phá, trãi lòng mình với con người và thiên nhiên.

Hãy bắt đầu một ngày mới, bửa sáng thưởng thức đặc sản “bánh hỏi lòng heo” nổi tiếng xưa nay ở thị trấn Phú Long. Về Hàm Đức dùng bửa trưa, thưởng thức món cá lóc chiên xù với mấm me, rau vạn thọ và nghe kể câu chuyện nữ anh hùng liệt sĩ Nguyễn Thị Hòa, đội viên du kích Sa Ra, đã anh dũng chiến đấu hy sinh khi tròn 17 tuổi, nêu gương sáng cho tuổi trẻ trong những năm tháng kiên cường đánh giặc Mỹ. Về các làng Chăm - thị trấn Ma Lâm, Giang Mâu - Hàm Trí, Lâm Thuận - Hàm Phú để có dịp hiểu biết thêm về văn hóa Chăm với các lễ hội Ka tê, Cha bun tưng bừng và rực rỡ sắc màu. Từ giã các làng Chăm, đến với vùng cao sau những chặng vượt đèo quanh co hùng vỹ, càng thú vị hơn với những nét văn hóa cổ truyền của các dân tộc K’ho, Rắc lây biểu hiện trong đời sống hàng ngày. Nếu may mắn đến vào dịp Tết đầu lúa, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến cảnh cô gái K’ho giã gạo chày đôi, ủ men nấu rượu cần, lắng nghe tiếng Mã la vang vọng khắp núi rừng. Những mẹ già dạy các cô gái dệt thổ cẩm, làm những chiếc chăn cho đồ sính lễ bắt chồng. Nhiều ngôi nhà sàng cổ xưa xen cạnh các ngôi nhà mới cất với vẻ đẹp hoang sơ, thanh bình vào buổi chiều tà, hay vàng rượi trong ban mai.

Hãy tiếp tục hành trình theo Quốc lộ 55 phẳng mịn bạn sẽ tiến đến xã Đa Mi, tham quan Nhà máy thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi, hưởng không khí trong lành của núi rừng cao nguyên, cảm nhận cái se se lạnh khi ngắm những dòng thác bạc như treo lơ lững giữa không trung.

Vào mùa hè, những vườn cây sầu riêng, chôm chôm, mít … trỉu quả sẽ làm dịu đi cái nắng ban trưa. Mạnh mẽ hơn, hấp dẫn hơn và pha chút mạo hiểm, bạn có thể đi thuyền quanh hồ Hàm Thuận - Đa Mi, tận hưởng những gì thiên nhiên ban tặng, kết thúc chuyến đi bạn hãy dừng chân thưởng thức các món đặc sản chế biến từ cá tầm nhập khẩu được nuôi tại lòng hồ Đa Mi.

Hiện nay, để đến Hàm Thuận Bắc, từ hướng Bắc, bạn có thể đi từ Bảo Lộc qua Quốc lộ 55 xuống các xã vùng cao Đa Mi, La Dạ, Đông Giang, Đông Tiến...; từ Di Linh theo Quốc lộ 28 xuống Thuận Hòa, Hàm Trí, Ma Lâm … rồi thẳng tiến về hướng Phan Thiết; từ hướng Đông - Bắc theo Quốc lộ 1 đến Hồng Liêm, Hồng Sơn, qua Hàm Đức, Phú Long và Hàm Thắng... hoặc theo cung đường ven biển từ Bắc Bình vô Hàm Đức; từ hướng Nam, Tây-Nam theo cung đường ven biển qua Phan Thiết về Hàm Liêm, Hàm Thắng hoặc theo Quốc lộ 1 qua Phan Thiết về Hàm Hiệp, Hàm Liêm...; từ tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua huyện, từ TPHCM ra hoặc Hà Nội vô có thể dừng chân ở Ga Ma Lâm, hoặc xuống Ga Phan Thiết, Mương Mán rồi về Hàm Thuận Bắc. Hàm Thuận Bắc trở thành cửa ngõ của vùng Đông Nam bộ và Tây nguyên.

Với lòng hiếu khách, người Hàm Thuận Bắc chân thực mời gọi bạn hữu gần xa, đến thăm cộng tác và hiệp lực với mình để đánh thức những tiềm lực to lớn của miền quê yêu thương này./.